Thương Hiệu Thịt Bò A Lưới Vươn Xa
“Thơm, ngon, ngọt, mềm” là những từ thường được người tiêu dùng dành cho món thịt bò A Lưới. Bất cứ ai có dịp lên A Lưới đều không quên mang vài kg thịt bò về để ăn hoặc làm quà tặng bà con, bạn bè.
Như bao người Huế khác, mỗi lần có dịp lên A Lưới công tác, tôi không thể nào không mua một vài kg thịt bò để về ăn hoặc làm quà. Điều này đã trở thành một thói quen. Thịt bò A Lưới thường có mùi thơm, ngon, ngọt và mềm, khiến cho người ăn ít thấy chán, còn thịt bò ở Huế tuy vẫn ngon song thường có mùi đậm, thịt dai hơn nhiều. Anh Trần Phong, sinh sống tại Bốt Đỏ, huyện A Lưới nói: “Tôi cùng vợ lên đây lập nghiệp, con cái tôi vẫn ở tại Huế nên tuần nào tôi cũng về nhà. Mỗi lần về tôi đều mang theo 1 - 2kg thịt bò để dùng, bởi thịt bò ở trên này ngon hơn rất nhiều so với dưới Huế”. Còn anh Hoàng Thái, công nhân điện lực A Lưới thì cho hay: “Tôi thuộc diện tiêu thụ thịt bò A Lưới hơi nhiều vì mỗi lần về nhà vào dịp cuối tuần thì gia đình cũng như bạn bè luôn gọi điện thoại nhờ mua vài kg đem về. Mọi người đều nói với tôi rằng, sau khi ăn thịt bò A Lưới rồi thì không còn thích ăn thịt bò nào khác nữa”.
Thịt bò A Lưới như là một đặc sản của vùng sơn cước này nên sức tiêu thụ khá lớn. Quan sát một vòng ở chợ A Lưới đều thấy rằng, hầu như người nào đi chợ cũng ghé hàng thịt bò, người mua ít chừng 1 lạng, kẻ mua nhiều lên cả vài kg. Điều đáng ghi nhận, thịt bò A Lưới đã không còn gói gọn phục vụ cho người dân ở trên này mà đã vươn ra được thị trường trong và ngoài tỉnh như Quảng Trị, Quảng Nam. Đây là điều kiện tốt để A Lưới quan tâm phát triển đàn bò vừa giải quyết tốt công tác giảm nghèo, đồng thời giúp người dân vươn lên làm giàu.
Vì sao thịt bò A Lưới lại ngon thế? Nhiều người nói với tôi rằng, do A Lưới đất đai màu mỡ, diện tích đất rộng, khí hậu vùng núi cao mát mẻ thuận lợi cho sự sinh trưởng của nhiều loại cây cỏ tươi tốt, rồi tập quán nuôi bò của bà con chủ yếu là chăn thả nên thịt bò A Lưới ngon. Nghe ra thật có lý, song đó chỉ mới là nhận định, chứ thật tình chẳng ai biết vì sao thịt bò A Lưới thơm, ngon, ngọt và mềm cả.
Hiện nay, tổng đàn bò thịt ở A Lưới trên 6.000 con. Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, huyện A Lưới xác định rõ, chỉ tiêu phát triển lớn mạnh đàn bò thịt là giải pháp căn cơ và lâu dài để giúp huyện miền núi này thoát nghèo một cách bền vững. Còn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, đối với huyện miền núi A Lưới, tỉnh cũng đã đề ra nhiệm vụ đẩy mạnh phát triển đàn bò, cải tiến phương thức nuôi theo hướng trang trại tập trung, xây dựng thương hiệu cho đặc sản thịt bò A Lưới. Điều này cho thấy, thịt bò A Lưới đã có thương hiệu trên thị trường, cần phải phát huy thế mạnh này.
Thiết nghĩ, trong sản xuất hay chăn nuôi gây dựng được thương hiệu cho sản phẩm của mình không hề đơn giản, đòi hỏi cả một quá trình người tiêu dùng sử dụng, nhận xét. Thịt bò A Lưới đã có thương hiệu, được người tiêu dùng trong tỉnh tín nhiệm, hy vọng, trong thời gian đến, thịt bò A Lưới vẫn khẳng định được chất lượng của mình, ngày càng được tin yêu và vươn xa.“Thơm, ngon, ngọt, mềm” là những từ thường được người tiêu dùng dành cho món thịt bò A Lưới. Bất cứ ai có dịp lên A Lưới đều không quên mang vài kg thịt bò về để ăn hoặc làm quà tặng bà con, bạn bè.
Như bao người Huế khác, mỗi lần có dịp lên A Lưới công tác, tôi không thể nào không mua một vài kg thịt bò để về ăn hoặc làm quà. Điều này đã trở thành một thói quen. Thịt bò A Lưới thường có mùi thơm, ngon, ngọt và mềm, khiến cho người ăn ít thấy chán, còn thịt bò ở Huế tuy vẫn ngon song thường có mùi đậm, thịt dai hơn nhiều. Anh Trần Phong, sinh sống tại Bốt Đỏ, huyện A Lưới nói: “Tôi cùng vợ lên đây lập nghiệp, con cái tôi vẫn ở tại Huế nên tuần nào tôi cũng về nhà. Mỗi lần về tôi đều mang theo 1 - 2kg thịt bò để dùng, bởi thịt bò ở trên này ngon hơn rất nhiều so với dưới Huế”. Còn anh Hoàng Thái, công nhân điện lực A Lưới thì cho hay: “Tôi thuộc diện tiêu thụ thịt bò A Lưới hơi nhiều vì mỗi lần về nhà vào dịp cuối tuần thì gia đình cũng như bạn bè luôn gọi điện thoại nhờ mua vài kg đem về. Mọi người đều nói với tôi rằng, sau khi ăn thịt bò A Lưới rồi thì không còn thích ăn thịt bò nào khác nữa”.
Thịt bò A Lưới như là một đặc sản của vùng sơn cước này nên sức tiêu thụ khá lớn. Quan sát một vòng ở chợ A Lưới đều thấy rằng, hầu như người nào đi chợ cũng ghé hàng thịt bò, người mua ít chừng 1 lạng, kẻ mua nhiều lên cả vài kg. Điều đáng ghi nhận, thịt bò A Lưới đã không còn gói gọn phục vụ cho người dân ở trên này mà đã vươn ra được thị trường trong và ngoài tỉnh như Quảng Trị, Quảng Nam. Đây là điều kiện tốt để A Lưới quan tâm phát triển đàn bò vừa giải quyết tốt công tác giảm nghèo, đồng thời giúp người dân vươn lên làm giàu.
Vì sao thịt bò A Lưới lại ngon thế? Nhiều người nói với tôi rằng, do A Lưới đất đai màu mỡ, diện tích đất rộng, khí hậu vùng núi cao mát mẻ thuận lợi cho sự sinh trưởng của nhiều loại cây cỏ tươi tốt, rồi tập quán nuôi bò của bà con chủ yếu là chăn thả nên thịt bò A Lưới ngon. Nghe ra thật có lý, song đó chỉ mới là nhận định, chứ thật tình chẳng ai biết vì sao thịt bò A Lưới thơm, ngon, ngọt và mềm cả.
Hiện nay, tổng đàn bò thịt ở A Lưới trên 6.000 con. Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, huyện A Lưới xác định rõ, chỉ tiêu phát triển lớn mạnh đàn bò thịt là giải pháp căn cơ và lâu dài để giúp huyện miền núi này thoát nghèo một cách bền vững. Còn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, đối với huyện miền núi A Lưới, tỉnh cũng đã đề ra nhiệm vụ đẩy mạnh phát triển đàn bò, cải tiến phương thức nuôi theo hướng trang trại tập trung, xây dựng thương hiệu cho đặc sản thịt bò A Lưới. Điều này cho thấy, thịt bò A Lưới đã có thương hiệu trên thị trường, cần phải phát huy thế mạnh này.
Thiết nghĩ, trong sản xuất hay chăn nuôi gây dựng được thương hiệu cho sản phẩm của mình không hề đơn giản, đòi hỏi cả một quá trình người tiêu dùng sử dụng, nhận xét. Thịt bò A Lưới đã có thương hiệu, được người tiêu dùng trong tỉnh tín nhiệm, hy vọng, trong thời gian đến, thịt bò A Lưới vẫn khẳng định được chất lượng của mình, ngày càng được tin yêu và vươn xa.
Có thể bạn quan tâm
Sau khi thu hái trái điều chín tách hạt, đem ủ với bột sắn, hoặc rơm khô theo tỷ lệ 6% và 9%. Thời gian ủ trái điều trên 90 ngày là vừa bảo đảm chất lượng sản phẩm. Sử dụng loại sản phẩm này làm thức ăn cho bò khi khan hiếm cỏ tươi. Bò sử dụng nguồn thức ăn bổ sung này đã phát triển và sinh trưởng tốt, tăng trọng cao.
Trong đó, diện tích sản xuất muối công nghiệp của các doanh nghiệp như Đầm Vua, Tri Thủy chiếm trên 700 ha, còn lại là diện tích sản xuất muối thương phẩm của diêm dân các xã Nhơn Hải, Tri Hải, Phương Hải và thị trấn Khánh Hải khoảng 450 ha, tăng gần 120 ha so với năm 2008.
Anh Nguyễn Văn Thắng là người đầu tiên “di thực” cây trôm từ vùng đất đồi núi Hòn Bà thuộc xã Phước Nam về trồng trên đồng đất màu mỡ xã Nhơn Sơn cho mủ chất lượng cao.
Cây lúa là loại cây trồng truyền thống, chiếm phần lớn diện tích gieo trồng trong tỉnh. So với thời điểm tái lập tỉnh đến nay, diện tích lúa đã tăng thêm trên 10.000 ha, năng suất tăng 1,5 lần, theo đó sản lượng cũng tăng hơn 2 lần so với trước đây.
Trong điều kiện đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống dân sinh thì việc nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên đầu diện tích đã và đang là đòi hỏi mà ngay cả ngành quản lý đến người sản xuất cần thực hiện.