Thương Hiệu Thịt Bò A Lưới Vươn Xa
“Thơm, ngon, ngọt, mềm” là những từ thường được người tiêu dùng dành cho món thịt bò A Lưới. Bất cứ ai có dịp lên A Lưới đều không quên mang vài kg thịt bò về để ăn hoặc làm quà tặng bà con, bạn bè.
Như bao người Huế khác, mỗi lần có dịp lên A Lưới công tác, tôi không thể nào không mua một vài kg thịt bò để về ăn hoặc làm quà. Điều này đã trở thành một thói quen. Thịt bò A Lưới thường có mùi thơm, ngon, ngọt và mềm, khiến cho người ăn ít thấy chán, còn thịt bò ở Huế tuy vẫn ngon song thường có mùi đậm, thịt dai hơn nhiều. Anh Trần Phong, sinh sống tại Bốt Đỏ, huyện A Lưới nói: “Tôi cùng vợ lên đây lập nghiệp, con cái tôi vẫn ở tại Huế nên tuần nào tôi cũng về nhà. Mỗi lần về tôi đều mang theo 1 - 2kg thịt bò để dùng, bởi thịt bò ở trên này ngon hơn rất nhiều so với dưới Huế”. Còn anh Hoàng Thái, công nhân điện lực A Lưới thì cho hay: “Tôi thuộc diện tiêu thụ thịt bò A Lưới hơi nhiều vì mỗi lần về nhà vào dịp cuối tuần thì gia đình cũng như bạn bè luôn gọi điện thoại nhờ mua vài kg đem về. Mọi người đều nói với tôi rằng, sau khi ăn thịt bò A Lưới rồi thì không còn thích ăn thịt bò nào khác nữa”.
Thịt bò A Lưới như là một đặc sản của vùng sơn cước này nên sức tiêu thụ khá lớn. Quan sát một vòng ở chợ A Lưới đều thấy rằng, hầu như người nào đi chợ cũng ghé hàng thịt bò, người mua ít chừng 1 lạng, kẻ mua nhiều lên cả vài kg. Điều đáng ghi nhận, thịt bò A Lưới đã không còn gói gọn phục vụ cho người dân ở trên này mà đã vươn ra được thị trường trong và ngoài tỉnh như Quảng Trị, Quảng Nam. Đây là điều kiện tốt để A Lưới quan tâm phát triển đàn bò vừa giải quyết tốt công tác giảm nghèo, đồng thời giúp người dân vươn lên làm giàu.
Vì sao thịt bò A Lưới lại ngon thế? Nhiều người nói với tôi rằng, do A Lưới đất đai màu mỡ, diện tích đất rộng, khí hậu vùng núi cao mát mẻ thuận lợi cho sự sinh trưởng của nhiều loại cây cỏ tươi tốt, rồi tập quán nuôi bò của bà con chủ yếu là chăn thả nên thịt bò A Lưới ngon. Nghe ra thật có lý, song đó chỉ mới là nhận định, chứ thật tình chẳng ai biết vì sao thịt bò A Lưới thơm, ngon, ngọt và mềm cả.
Hiện nay, tổng đàn bò thịt ở A Lưới trên 6.000 con. Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, huyện A Lưới xác định rõ, chỉ tiêu phát triển lớn mạnh đàn bò thịt là giải pháp căn cơ và lâu dài để giúp huyện miền núi này thoát nghèo một cách bền vững. Còn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, đối với huyện miền núi A Lưới, tỉnh cũng đã đề ra nhiệm vụ đẩy mạnh phát triển đàn bò, cải tiến phương thức nuôi theo hướng trang trại tập trung, xây dựng thương hiệu cho đặc sản thịt bò A Lưới. Điều này cho thấy, thịt bò A Lưới đã có thương hiệu trên thị trường, cần phải phát huy thế mạnh này.
Thiết nghĩ, trong sản xuất hay chăn nuôi gây dựng được thương hiệu cho sản phẩm của mình không hề đơn giản, đòi hỏi cả một quá trình người tiêu dùng sử dụng, nhận xét. Thịt bò A Lưới đã có thương hiệu, được người tiêu dùng trong tỉnh tín nhiệm, hy vọng, trong thời gian đến, thịt bò A Lưới vẫn khẳng định được chất lượng của mình, ngày càng được tin yêu và vươn xa.“Thơm, ngon, ngọt, mềm” là những từ thường được người tiêu dùng dành cho món thịt bò A Lưới. Bất cứ ai có dịp lên A Lưới đều không quên mang vài kg thịt bò về để ăn hoặc làm quà tặng bà con, bạn bè.
Như bao người Huế khác, mỗi lần có dịp lên A Lưới công tác, tôi không thể nào không mua một vài kg thịt bò để về ăn hoặc làm quà. Điều này đã trở thành một thói quen. Thịt bò A Lưới thường có mùi thơm, ngon, ngọt và mềm, khiến cho người ăn ít thấy chán, còn thịt bò ở Huế tuy vẫn ngon song thường có mùi đậm, thịt dai hơn nhiều. Anh Trần Phong, sinh sống tại Bốt Đỏ, huyện A Lưới nói: “Tôi cùng vợ lên đây lập nghiệp, con cái tôi vẫn ở tại Huế nên tuần nào tôi cũng về nhà. Mỗi lần về tôi đều mang theo 1 - 2kg thịt bò để dùng, bởi thịt bò ở trên này ngon hơn rất nhiều so với dưới Huế”. Còn anh Hoàng Thái, công nhân điện lực A Lưới thì cho hay: “Tôi thuộc diện tiêu thụ thịt bò A Lưới hơi nhiều vì mỗi lần về nhà vào dịp cuối tuần thì gia đình cũng như bạn bè luôn gọi điện thoại nhờ mua vài kg đem về. Mọi người đều nói với tôi rằng, sau khi ăn thịt bò A Lưới rồi thì không còn thích ăn thịt bò nào khác nữa”.
Thịt bò A Lưới như là một đặc sản của vùng sơn cước này nên sức tiêu thụ khá lớn. Quan sát một vòng ở chợ A Lưới đều thấy rằng, hầu như người nào đi chợ cũng ghé hàng thịt bò, người mua ít chừng 1 lạng, kẻ mua nhiều lên cả vài kg. Điều đáng ghi nhận, thịt bò A Lưới đã không còn gói gọn phục vụ cho người dân ở trên này mà đã vươn ra được thị trường trong và ngoài tỉnh như Quảng Trị, Quảng Nam. Đây là điều kiện tốt để A Lưới quan tâm phát triển đàn bò vừa giải quyết tốt công tác giảm nghèo, đồng thời giúp người dân vươn lên làm giàu.
Vì sao thịt bò A Lưới lại ngon thế? Nhiều người nói với tôi rằng, do A Lưới đất đai màu mỡ, diện tích đất rộng, khí hậu vùng núi cao mát mẻ thuận lợi cho sự sinh trưởng của nhiều loại cây cỏ tươi tốt, rồi tập quán nuôi bò của bà con chủ yếu là chăn thả nên thịt bò A Lưới ngon. Nghe ra thật có lý, song đó chỉ mới là nhận định, chứ thật tình chẳng ai biết vì sao thịt bò A Lưới thơm, ngon, ngọt và mềm cả.
Hiện nay, tổng đàn bò thịt ở A Lưới trên 6.000 con. Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, huyện A Lưới xác định rõ, chỉ tiêu phát triển lớn mạnh đàn bò thịt là giải pháp căn cơ và lâu dài để giúp huyện miền núi này thoát nghèo một cách bền vững. Còn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, đối với huyện miền núi A Lưới, tỉnh cũng đã đề ra nhiệm vụ đẩy mạnh phát triển đàn bò, cải tiến phương thức nuôi theo hướng trang trại tập trung, xây dựng thương hiệu cho đặc sản thịt bò A Lưới. Điều này cho thấy, thịt bò A Lưới đã có thương hiệu trên thị trường, cần phải phát huy thế mạnh này.
Thiết nghĩ, trong sản xuất hay chăn nuôi gây dựng được thương hiệu cho sản phẩm của mình không hề đơn giản, đòi hỏi cả một quá trình người tiêu dùng sử dụng, nhận xét. Thịt bò A Lưới đã có thương hiệu, được người tiêu dùng trong tỉnh tín nhiệm, hy vọng, trong thời gian đến, thịt bò A Lưới vẫn khẳng định được chất lượng của mình, ngày càng được tin yêu và vươn xa.
Related news
“Trước năm 2002, gia đình tôi thuộc diện khó khăn nhưng nhờ mạnh dạn đầu tư, dám nghĩ dám làm nên đến nay, gia đình tôi có thu nhập trên 400 triệu đồng/năm”.
Với mô hình chăn nuôi gà công nghiệp bán trứng, nuôi cá rô phi, cá tràu (cá quả) mỗi năm gia đình anh Lê Công Nhược (56 tuổi) có thu nhập vài trăm triệu đồng.
"Nhân rộng mô hình ND sản xuất kinh doanh giỏi là giải pháp thiết thực để góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội ở những vùng đặc biệt khó khăn như Tân Uyên" - ông Đặng Xuân Hòa - Chủ tịch Hội ND huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu khẳng định.
Sáng mai (18/5) tại Hà Nội, TƯ Hội NDVN long trọng tổ chức Hội nghị đại biểu Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi (NDSXKD) toàn quốc lần thứ IV.
Sáng nay, 18/5, hơn 300 đại biểu đại diện cho trên 4 triệu hộ nông dân SXKD giỏi các cấp đã về dự Hội nghị đại biểu NDSXKG giỏi do Hội NDVN long trọng tổ chức tại Hà Nội.