Thương hiệu riêng của Quảng Ninh

Sản phẩm mực một nắng Cô Tô góp phần khẳng định giá trị hải sản biển của Quảng Ninh
Thực hiện chương trình OCOP, từ ý tưởng sản phẩm đến tổ chức sản xuất ngoài cánh đồng cho đến việc chế biến tại các cơ sở sản xuất và khâu cuối cùng là xúc tiến thương mại bán hàng, người nông dân đều nhận được sự hỗ trợ tích cực của Ban điều hành chương trình OCOP.
Với phương châm tạo thương hiệu cho các đặc sản nông sản Quảng Ninh từ đó phát triển kinh tế nông thôn, Ban điểu hành chương trình OCOP đã hỗ trợ người nông dân một cách tối đa. Sự thành công của Hội chợ OCOP Quảng Ninh 2015 trong khuôn khổ Lễ hội Carnaval Hạ Long tháng 4/2015 đã là kết quả đáng mừng của gần 2 năm qua, từ đó khích lện người nông dân hăng say sản xuất, đẩy mạnh kinh tế địa phương.
Nhận thức của cán bộ và người dân trên địa bàn tỉnh về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phát triển các sản phẩm OCOP dần được hình thành; nhiều sản phẩm truyền thống, sản phẩm thế mạnh của địa phương được hoàn thiện theo quy chuẩn; một số sản phẩm tạo được vị thế vững chắc trên thị trường.
Bằng cách làm sáng tạo, chương trình đã được nhân dân trong và ngoài tỉnh biết đến rộng rãi và chương trình OCOP đang góp phần xây dựng thương hiệu của tỉnh. Công tác tuyên truyền liên tục và theo chiều sâu đã tác động tốt đến tư tưởng, nhận thức của cán bộ và doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình, chủ trang trại…Từ đó thúc đẩy cả sản xuất và tiêu dùng của xã hội đối với sản phẩm OCOP.
Các địa phương nhất là ở các huyện tập trung sản xuất nông nghiệp đã ý thức được về mục đích, ý nghĩa chương trình OCOP nên đã tập trung đầu tư và phân công cán bộ chuyên trách, phối hợp với Ban Xây dựng Nông thôn mới tích cực triển khai, mang lại hiệu quả tích cực.
Đầu tư xây dựng các Trung tâm giới thiệu sản phẩm OCOP ở các địa phương trong tỉnh. Để làm nên thương hiệu một sản phẩm không phải là dễ, và để thương hiệu ấy phát triển, có sức lan tỏa rộng, đem lại hiệu quả kinh tế cao lại không phải là điều có thể thực hiện trong ngày một ngày hai.
Đơn cử như ở huyện miền núi Hoành Bồ của Quảng Ninh, phải trải qua quá trình kiểm định gắt gao, các sản phẩm nấm linh chi Quảng La, rượu bâu Bằng Cả và mật ong Thống Nhất hoặc gạo nếp cái hoa vàng Yên Đức, TX Đông Triều, ba kích tím Ba Chẽ, mật ong Tiên Yên đã được đưa vào phát triển theo quy trình chuẩn OCOP, trong đó tập trung đầu tư sản xuất với số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường; đồng thời gắn sản xuất với công nghệ chế biến, bảo quản, xây dựng thương hiệu và thiết kế mẫu mã, bao bì hấp dẫn để cung cấp ra thị trường những sản phẩm có chất lượng tốt nhất.
Chương trình OCOP đã trở thành thương hiệu lớn của tỉnh Quảng Ninh và Hội chợ OCOP cũng đã là một sản phẩm du lịch không thể thiếu bên bờ Di sản Hạ Long của Quảng Ninh.
Có thể bạn quan tâm

Nuôi chim trĩ khá đơn giản, nhưng để thành công, thu tiền tỷ từ chim trĩ thì không phải ai cũng làm được. Cần phải nắm được bí quyết riêng, đó chính là chăm sóc chim trĩ từ khi bóc trứng đến 30 ngày tuổi. Nếu giai đoạn này làm không tốt thì coi như thất bại.

Thời gian qua Công ty CP Muối Ninh Thuận đã áp dụng công nghệ kết tinh muối trên nền bạt HDPE giúp năng suất muối của các diêm dân tăng cao.

Trao đổi với Dân Việt về vấn đề đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế của hợp tác xã (HTX), ông Lê Đức Thịnh – Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT) cho rằng Nhà nước cần có gói tín dụng 20.000 tỷ đồng hỗ trợ HTX phát triển.

Ông Phạm Văn Hinh ở thôn Xuân Hùng 1, xã Xuân Giao, huyện Bảo Thắng (Lào Cai) không chỉ vượt khó làm giàu cho gia đình, mà còn có điều kiện giúp nhiều hộ khác ở địa phương.

Anh Trần Văn Minh ở huyện Trảng Bom (Đồng Nai)- nông dân nuôi lợn bức xúc: “Người nuôi lợn chân chính như chúng tôi luôn thiệt thòi. Không dùng chất cấm thì thương lái ép giá. Khi báo chí đưa tin thì giá lợn của chúng tôi nuôi cũng bị giảm theo. Người nuôi lợn muốn làm thật cũng khó quá”.