Thương hiệu riêng của Quảng Ninh
Sản phẩm mực một nắng Cô Tô góp phần khẳng định giá trị hải sản biển của Quảng Ninh
Thực hiện chương trình OCOP, từ ý tưởng sản phẩm đến tổ chức sản xuất ngoài cánh đồng cho đến việc chế biến tại các cơ sở sản xuất và khâu cuối cùng là xúc tiến thương mại bán hàng, người nông dân đều nhận được sự hỗ trợ tích cực của Ban điều hành chương trình OCOP.
Với phương châm tạo thương hiệu cho các đặc sản nông sản Quảng Ninh từ đó phát triển kinh tế nông thôn, Ban điểu hành chương trình OCOP đã hỗ trợ người nông dân một cách tối đa. Sự thành công của Hội chợ OCOP Quảng Ninh 2015 trong khuôn khổ Lễ hội Carnaval Hạ Long tháng 4/2015 đã là kết quả đáng mừng của gần 2 năm qua, từ đó khích lện người nông dân hăng say sản xuất, đẩy mạnh kinh tế địa phương.
Nhận thức của cán bộ và người dân trên địa bàn tỉnh về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phát triển các sản phẩm OCOP dần được hình thành; nhiều sản phẩm truyền thống, sản phẩm thế mạnh của địa phương được hoàn thiện theo quy chuẩn; một số sản phẩm tạo được vị thế vững chắc trên thị trường.
Bằng cách làm sáng tạo, chương trình đã được nhân dân trong và ngoài tỉnh biết đến rộng rãi và chương trình OCOP đang góp phần xây dựng thương hiệu của tỉnh. Công tác tuyên truyền liên tục và theo chiều sâu đã tác động tốt đến tư tưởng, nhận thức của cán bộ và doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình, chủ trang trại…Từ đó thúc đẩy cả sản xuất và tiêu dùng của xã hội đối với sản phẩm OCOP.
Các địa phương nhất là ở các huyện tập trung sản xuất nông nghiệp đã ý thức được về mục đích, ý nghĩa chương trình OCOP nên đã tập trung đầu tư và phân công cán bộ chuyên trách, phối hợp với Ban Xây dựng Nông thôn mới tích cực triển khai, mang lại hiệu quả tích cực.
Đầu tư xây dựng các Trung tâm giới thiệu sản phẩm OCOP ở các địa phương trong tỉnh. Để làm nên thương hiệu một sản phẩm không phải là dễ, và để thương hiệu ấy phát triển, có sức lan tỏa rộng, đem lại hiệu quả kinh tế cao lại không phải là điều có thể thực hiện trong ngày một ngày hai.
Đơn cử như ở huyện miền núi Hoành Bồ của Quảng Ninh, phải trải qua quá trình kiểm định gắt gao, các sản phẩm nấm linh chi Quảng La, rượu bâu Bằng Cả và mật ong Thống Nhất hoặc gạo nếp cái hoa vàng Yên Đức, TX Đông Triều, ba kích tím Ba Chẽ, mật ong Tiên Yên đã được đưa vào phát triển theo quy trình chuẩn OCOP, trong đó tập trung đầu tư sản xuất với số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường; đồng thời gắn sản xuất với công nghệ chế biến, bảo quản, xây dựng thương hiệu và thiết kế mẫu mã, bao bì hấp dẫn để cung cấp ra thị trường những sản phẩm có chất lượng tốt nhất.
Chương trình OCOP đã trở thành thương hiệu lớn của tỉnh Quảng Ninh và Hội chợ OCOP cũng đã là một sản phẩm du lịch không thể thiếu bên bờ Di sản Hạ Long của Quảng Ninh.
Related news
Xí nghiệp chăn nuôi bò giống, bò thịt Đà Loan thuộc Công ty TNHH một thành viên bò sữa thành phố Hồ Chí Minh là cơ sở đầu tiên ở Lâm Đồng đăng ký và được công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh đối với bệnh lở mồm long móng. Với tổng số đàn bò của xí nghiệp hiện nay gần 400 con song tất cả đều đảm bảo an toàn, ông Đào Xuân Tấp - Giám đốc Xí nghiệp chăn nuôi bò Đà Loan khẳng định.
Vào khoảng 12 giờ 30 ngày 1-11, nhận được tin báo của người dân tại ấp 3, xã Lộ 25, huyện Thống Nhất (Đồng Nai), có hai đối tượng điều khiển xe ô tô biển số 60C-051.52 có dấu hiệu khả nghi đang bán 3 con bò cho người dân, Công an xã Lộ 25 đã có mặt.
Những năm gần đây, trên địa bàn Dak Lak phong trào chăn nuôi động vật có nguồn gốc hoang dã như heo rừng, nai, nhím, chồn, cá sấu, rắn... đang phát triển khá mạnh và trở thành hướng đi mới cho ngành Chăn nuôi tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công bước đầu, mô hình này cũng đang gặp không ít khó khăn trở ngại, nhất là về thị trường tiêu thụ.
Sáng 1-11, Hiệp hội Cà-phê - Ca-cao Việt Nam (Vicofa) cho biết: Chín tháng đầu năm 2013, cả nước xuất khẩu được khoảng 1.003.526 tấn cà-phê với kim ngạch đạt hơn 2,211 tỷ USD, giảm 23,1% về khối lượng và 22,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012.
Cán bộ kỹ thuật nông nghiệp, khuyến nông phải có mặt tại từng địa bàn phối hợp kiểm tra công tác chuẩn bị giống, các giải pháp kỹ thuật sản xuất trước thời điểm gieo sạ, kiên quyết chỉ đạo đúng lịch thời vụ, cơ cấu giống và mật độ gieo sạ theo quy định…