Cây dứa vững chân trên đồng đất Thụy An
Với mức thu nhập này, cây dứa tiếp tục khẳng định vị thế cây trồng chủ lực trên đồng đất xã Thụy An.
Đầu tư ít, hiệu quả kinh tế cao
Trong tổng diện tích 200ha đất trồng dứa tại xã Thụy An, có 70ha của Công ty Dịch vụ - Sản xuất dứa Suối Hai, 130ha còn lại là của người dân thôn Yên Khoái. Nhiều gia đình nơi đây đã gắn bó với cây dứa từ gần 40 năm qua. Dứa Thụy An được trồng một năm 2 vụ là vụ Xuân (tháng 3 - 4) và vụ Thu (tháng 8 - 9). Theo kinh nghiệm sản xuất, đây là lúc thời tiết ấm áp, có mưa, thuận lợi cho cây sinh trưởng, tích lũy để ra hoa sớm và đậu quả to. Ưu điểm của dứa là loại cây trồng không kén đất, chịu được hạn. Trồng dứa không phải đầu tư chăm sóc nhiều, đặc biệt là không cần cải tạo đất ngoài việc tưới nước giữ ẩm, áp dụng kỹ thuật tỉa chồi, bón phân...
Hiện nay, trước mỗi vụ trồng dứa, người dân trong thôn thường trồng xen thêm cây sắn, vừa lấy củ để bán, vừa tận dụng lá sắn tạo độ tơi xốp cho đất trồng dứa. Chị Nguyễn Thị Hợi, ở thôn Yên Khoái cho biết, gia đình chị đã trồng dứa được hơn 10 năm. So với trước kia, cách trồng và chăm sóc dứa hiện có nhiều cải tiến để đạt hiệu quả cao hơn. Các hộ trồng dứa đều tận dụng phân gà để bón cây, nên chi phí đầu tư cho một gốc dứa chỉ từ 1.000 – 2.000 đồng, nếu chăm sóc tốt thì mỗi năm, 1ha dứa dễ dàng cho thu nhập từ 150 triệu đồng trở lên.
Cây trồng chủ lực
Dứa Thụy An có đặc điểm quả rắn chắc, mắt to, hoa bé, tỷ lệ chồi ngọn chỉ 5 - 6% trọng lượng quả. Với kinh nghiệm tích lũy trong việc chọn thời vụ, cách trồng, chăm sóc, cây dứa trồng trên đất Thụy An cho quả to, trọng lượng từ 0,7 – 1kg/quả, chất lượng thơm, ngon, ngọt, ráo nước.
Vụ dứa đầu năm 2015 này, năng suất trung bình tại các vườn dứa đạt khoảng 30.000 quả/ha. Dứa được thương lái thu mua ngay tại ruộng với giá từ 4.000 – 6.000 đồng/quả. Khẳng định được vị thế cây trồng chủ lực của các hộ nông dân xã Thụy An. Để phát triển cây dứa bền vững, mong muốn của người trồng dứa là được tư vấn về cách bảo quản sản phẩm, hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định... để yên tâm sản xuất.
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, toàn tỉnh Nam Định có gần 16 nghìn ha nuôi trồng thủy sản (NTTS), trong đó diện tích ao đầm nuôi thủy sản nước mặn, lợ tập trung chủ yếu ở 3 huyện Hải Hậu, Giao Thủy và Nghĩa Hưng; nuôi thủy sản nước ngọt nằm xen kẽ rải rác ở tất cả các địa phương trong tỉnh. Mặc dù lĩnh vực này phát triển khá mạnh nhưng việc thực hiện công tác thú y thủy sản còn nhiều hạn chế.
Do hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thủy sản thiếu đồng bộ và tồn tại bất cập khiến công tác quản lý gặp nhiều khó khăn, cản trở đến sự phát triển bền vững của ngành. Đây là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm đặt ra tại buổi làm việc mới đây giữa Đoàn kiểm tra khảo sát tình hình thi hành pháp luật về xuất khẩu thủy sản từ giai đoạn nuôi trồng đến phân phối, xuất khẩu của TP Cần Thơ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố…
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có công văn giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND các huyện Lý Sơn, Bình Sơn, Mộ Đức, Đức Phổ, Tư Nghĩa, thành phố Quảng Ngãi và các sở, ngành liên quan.
Hiện nay châu chấu tre đang xuất hiện dày đặc và gây hại cây trồng trên địa bàn huyện Điện Biên (tại xã Mường Lói và Phu Luông). Phạm vi hoạt động của đàn châu chấu khá phức tạp, khó kiểm soát. Những ngày gần đây, loại côn trùng này có xu hướng lan rộng ra các vùng lân cận khiến người dân lo lắng…
Trước tình hình thời tiết bất lợi, sâu hại có nguy cơ bùng phát trên diện rộng, ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang khuyến cáo người dân cần chủ động phòng bệnh trên diện tích lúa Thu Đông, nhất là ở thời điểm nhiều trà lúa đang trong giai đoạn làm đòng, trổ bông, nếu để xảy ra dịch bệnh sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, sản lượng toàn vụ.