Thực Phẩm Lại Tăng Giá

Sau khi giá xăng tăng và mưa bão liên tục nhiều ngày qua, nhiều mặt hàng thực phẩm tại TP.HCM đều tăng giá. Tại nhiều chợ, rau muống đã tăng từ 3.000 đồng lên 5.000 đồng/bó.
Các loại rau có lá khác như cải ngọt, cải bẹ lên mức 15.000-17.000 đồng/kg, bí xanh, khổ qua, cà chua tăng thêm 3.000 đồng ở mức 17.000-20.000 đồng/kg...
Nhiều tiểu thương cho biết do mưa bão nên nông dân thu hoạch không đồng đều dẫn đến nguồn cung rau có lá không ổn định khiến thị trường bán lẻ tăng giá. Bên cạnh đó, giá một số mặt hàng rau củ Đà Lạt cũng bị thiếu hụt và ảnh hưởng giá vận chuyển có xu hướng tăng đã khiến thị trường rau củ tiếp tục tăng giá nhẹ.
Tương tự, các tiểu thương tại chợ Hoàng Hoa Thám cho hay giá các loại thịt như heo đùi, ba rọi đã tăng thêm 3.000-5.000 đồng/kg, ở mức 85.000-100.000 đồng/kg... Tại một số chợ giá trứng cũng rục rịch tăng với mức 3.000-5.000 đồng/hộp khoảng vài tuần trở lại đây.
Tại chợ Phú Nhuận, hiện trứng vịt loại lớn tăng giá từ 30.000 đồng lên 33.000 đồng/hộp (10 trứng), trứng gà loại lớn cũng tăng từ 22.000 đồng lên 25.000 đồng một/hộp. Trứng gà loại nhỏ tùy theo đơn vị sản xuất mà có mức giá tăng khác nhau, mức tăng cao nhất lên tới 5.000 đồng/hộp.
Đại diện một đơn vị sản xuất trứng gia cầm cho hay giá trứng ngoài thị trường tăng do hơn 30% lượng trứng sản xuất được dành để cung cấp cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất bánh trung thu.
Có thể bạn quan tâm

Nếu như năm ngoái, nhiều hộ dân ở xã Ea Hu (huyện Cư Kuin - Dak Lak) vô cùng phấn khởi vì mùa tiêu trúng đậm thì năm nay, họ lại thấp thỏm lo âu vì hàng loạt vườn tiêu chết dần, chết mòn…

Thông qua hướng dẫn kỹ thuật, ông Hồ Văn Ri (ấp Pô Thi) mạnh dạn cải tạo vườn để trồng thanh long, kết quả đạt 16 triệu đồng/công/năm và chưa kể phần bán cây giống. Đây là lần đầu tiên khu vực đất pha cát ở xã An Cư (Tịnh Biên - An Giang) xuất hiện mô hình này, chứng tỏ khả năng cây trồng thích nghi tốt và thu nhập hơn nhiều loại trên cùng mặt đất.

An Giang là một trong những tỉnh có thế mạnh về chế biến và nuôi trồng thủy sản lớn nhất khu vực miền Tây Nam bộ, lượng nước thải ước tính lên đến hàng chục ngàn m3/ngày.

Hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại cơ sở CNNT với mức không quá 150 triệu đồng/cơ sở; hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm tại các cụm công nghiệp với mức tối đa 750 triệu đồng/cụm công nghiệp; hỗ trợ để hình thành cụm liên kết DN công nghiệp với mức tối đa 75 triệu đồng/cụm liên kết…

2 cơ sở thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III được phép nuôi gia hóa đàn tôm thẻ chân trắng bố mẹ F1-VN phục vụ công tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, gồm Trung tâm Tư vấn SX & dịch vụ KHCN thủy sản và Trung tâm quốc gia Giống hải sản miền Trung.