Đậu Phộng Được Mùa Nhưng Khó Tiêu Thụ
Hiện đang là thời điểm các vùng trồng đậu của tỉnh Quảng Ngãi bước vào mùa thu hoạch rộ. Đậu phộng là loại cây có thể trồng trên đất đồi, đất ruộng, đất bãi ven sông; thời gian thu hoạch ngắn, vốn đầu tư ít và đầu ra tương đối thuận lợi nên nhiều năm qua, bà con nông dân yên tâm mở rộng diện tích.
Tuy nhiên, năm nay đậu phộng trúng mùa, nhưng tâm trạng của người trồng đậu lại không vui do mất giá. Hiện đang là vụ thu hoạch rộ, một ki-lô-gam đậu khô rớt xuống chỉ còn 21.000 đồng, trong khi năm ngoái là 24.000 đồng, năm kia tới 28.000 - 30.000 đồng. Giá 1 lít dầu đậu phộng thành phẩm thương lái chỉ mua từ 60.000 - 65.000 đồng, thay vì 75.000 - 80.000 đồng, thậm chí là 100.000 đồng năm 2011.
Theo bà con nông dân, lâu nay đậu phông bán được giá là nhờ vào thị trường Trung Quốc. Thời gian qua, thông tin dầu ăn được chế biến từ đậu phộng chứa độc tố nấm mốc gây ung thư được phát hiện ở Trung Quốc đã gây ảnh hưởng lớn đến đầu ra của sản phẩm.
Thậm chí có thông tin cho rằng, người trồng phun thuốc cỏ cháy, thuốc lưu dẫn diệt cỏ, thuốc thấm trong đất, ngấm vào hạt đậu nên không dám ăn. Trên thực tế, đất trồng đậu phộng là đồi, đất ruộng cao, độ ẩm thấp nên nếu có phun thuốc diệt cỏ, lưu dẫn thì hiệu quả diệt cỏ cũng không cao.
Vì thế thông thường bà con rất ít khi sử dụng biện pháp này mà thay vào đó là xới đất diệt cỏ cũng là để đất tới xốp, cây đậu sinh trưởng, phát triển tốt hơn.
Thực tế đã kiểm chứng, không chỉ riêng cây đậu phộng ở Quảng Ngãi, mà rất nhiều loại nông sản đang gặp khó khăn trong tiêu thụ đã cho thấy nhiều vấn đề cần sớm có sự đánh giá, quy hoạch không chỉ tại một địa phương cụ thể.
Khi đầu tư phát triển một loại cây ăn quả, hoa màu, hoặc nuôi thủy sản, gia cầm, gia súc nào đó của bà con nông dân vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, phán đoán hoặc theo phong trào, trong khi đầu ra lại chỉ trông chờ gần như duy nhất vào thị trường Trung Quốc.
Mà trên thực tế, những thông tin về thị trường Trung Quốc đến với bà con chủ yếu qua thương lái. Do vậy, chỉ cần thị trường có biến động, thương lái không đến nữa là hoàn toàn mất phương hướng, sản phẩm thừa ế, dẫn đến thiệt hại rất lớn.
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, toàn tỉnh Cà Mau có gần 20.000ha đất quy hoạch sản xuất lúa đã bị nhiễm mặn nghiêm trọng. Nguyên nhân một phần là do tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, khiến vùng ven biển, ven sông đều nhiệm mặn.
Thông tin từ Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho thấy xuất khẩu thủy sản trong quý I năm nay đạt khoảng 1,5 tỉ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo xuất khẩu thủy sản trong năm nay sẽ đạt 7 tỉ USD, trong đó xuất khẩu cá tra sẽ là 1,8 tỉ USD, bất chấp thị trường Mỹ đang gặp khó khăn vì nước này áp thuế chống bán phá giá ở mức cao gây bất lợi cho cá tra của Việt Nam.
Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ là ba công cụ mà các nước nhập khẩu thời gian qua đã áp dụng vào hàng hóa thủy sản của Việt Nam.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bạc Liêu, thời tiết nắng nóng kéo dài làm ảnh hưởng đến sức đề kháng của tôm nuôi; bên cạnh đó, một số tuyến kênh nội đồng bị bồi lắng quá nhanh nên nguồn nước, chất lượng nước không được đảm bảo làm xảy ra dịch bệnh, dẫn đến tôm chết nhiều.
Năm 2013, được sự hỗ trợ Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa được thực hiện mô hình nuôi ghép cá rô phi đơn tính đực theo hướng VietGAP tại xã Mỹ Lộc, huyện Hậu Lộc và xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Lộc.