Nuôi Cua Đinh Cho Giá Trị Kinh Tế Cao
Với sự năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm, một số nông dân huyện Phước Long (Bạc Liêu) đã mạnh dạn nuôi các vật nuôi mới. Trong đó, cua đinh là một trong những vật nuôi đem hiệu quả kinh tế khá cao.
Với sự năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm, một số nông dân huyện Phước Long (Bạc Liêu) đã mạnh dạn nuôi các vật nuôi mới. Trong đó, cua đinh là một trong những vật nuôi đem hiệu quả kinh tế khá cao.
Ông Trần Văn Thường (xã Phong Thạnh Tây B) là một trong những hộ thực hiện khá thành công mô hình nuôi cua đinh thương phẩm. Với 33 con cua giống ban đầu mua tại TP. Cần Thơ về nuôi thử nghiệm, sau gần 2 năm, trừ các khoản chi phí, ông Thường còn lời gần 50 triệu đồng.
Rút kinh nghiệm và hiệu quả của lần nuôi thử nghiệm, ông Thường tiếp tục đầu tư mở rộng chuồng trại nuôi 110 con cua đinh. Hiện đàn cua đang phát triển tốt, con nhỏ nhất cũng hơn 1kg và lớn nhất gần 4kg. Dự kiến cuối năm nay, ông Thường sẽ chọn những con cua lớn để bán. Với giá cua đinh thương phẩm trên thị trường dao động từ 450.000 - 500.000 đồng/kg, ông sẽ thu lợi khá cao.
Cua đinh là loài động vật hoang dã dễ nuôi, nguồn thức ăn chủ yếu là các loại cá tạp. Ông Thường cho rằng, so với các loại động vật hoang dã như cá sấu, trăn, rắn, kỳ đà… thì cua đinh là loài động vật hiền lành, có họ như rùa, ba ba nên dễ chăm sóc và có giá trị kinh tế cao. Người dân có thể tận dụng diện tích vườn tạp để xây chuồng nuôi cua đinh với hình thức kinh tế hộ, chỉ cần khoảng 3m2 thì có thể nuôi được 10 con cua đinh trưởng thành.
Xã Phong Thạnh Tây B có gần chục hộ nuôi cua đinh và là xã duy nhất của huyện Phước Long có mô hình nuôi cua đinh thương phẩm. Đây được xem là mô hình mới của huyện, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, ngành chức năng cũng cần quan tâm về mặt chuyên môn kỹ thuật, đánh giá hiệu quả kinh tế để khuyến cáo, hỗ trợ người nuôi. Qua đó, góp phần đa dạng hóa vật nuôi, giúp người dân tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.
Có thể bạn quan tâm
Nhằm phát huy tiềm năng kinh tế miền đất nhiễm mặn, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam (SOFRI) đang hỗ trợ huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) thâm canh mãng cầu xiêm - cây trồng đặc sản đang cho hiệu quả kinh tế cao theo tiêu chí VietGAP.
Ngày 16/4/2013, Trung Tâm Khuyến nông Khuyến Ngư (TTKNKN) Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp với Hội nông dân xã Tóc Tiên tổ chức lớp tập huấn “Kỹ thuật nuôi ba ba thương phẩm trong ao đất sử dụng thức ăn công nghiệp” cho hơn 40 nông ngư dân xã Tóc Tiên và xã Hắc Dịch của huyện Tân Thành.
Kết thúc quí 1-2013, tình hình dịch bệnh xảy ra đối với thủy sản nuôi ở các tỉnh ven biển ĐBSCL giảm so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên, một số nhà chuyên môn cho biết vẫn còn diễn biến phức tạp, đặc biệt khi chưa có biện pháp phòng, trị bệnh hữu hiệu cho hai đối tượng nuôi chủ lực là tôm và nghêu.
Theo ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), khác với nhiều năm trước, lượng hồ tiêu xuất khẩu quý 1 năm nay tăng đột biến, trên 38.300 tấn với kim ngạch hơn 254 triệu USD, tăng trên 23,5% về lượng và 20% về giá trị.
Ông Trương Văn Te, ngụ ấp Cần Thuận, xã Cần Đăng (Châu Thành, An Giang) cho biết, tận dụng diện tích đất trống quanh nhà và 1 công đất ruộng, ông xây dựng bồn nuôi ba ba hơn 5 năm nay. Ngoài cung cấp ba ba thịt, gia đình ông còn cung cấp ba ba giống với giá từ 3.000 - 5.000 đồng/con. Hàng năm, gia đình ông thu lợi nhuận trên 100 triệu đồng từ bán ba ba thịt và ba ba giống.