Thực Phẩm Bẩn, Mỗi Ngày Cho Chết Một Tí
Tiếp thu ý kiến cử tri, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Ngô Thị Doãn Thanh thừa nhận vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện rất đáng lo.
“Lãnh đạo thành phố có cam đoan thực phẩm ở trong siêu thị là sạch 100% không?” – cử tri Lương Quân Ngọc, 82 tuổi, phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình, Hà Nội) hỏi Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Ngô Thị Doãn Thanh tại Q.Ba Đình chiều 12/11.
Tiếp thu ý kiến cử tri, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Ngô Thị Doãn Thanh thừa nhận vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện rất đáng lo. Bà Thanh cho hay, đây là vấn đề phải kiểm tra, xử lý thường xuyên. Còn gần Tết thì càng phải kiểm tra, xử lý quyết liệt để phát hiện và xử lý kịp thời các vụ vi phạm.
“Thưa bà Chủ tịch HĐND, người làm thực phẩm bẩn đã “phù phép” kiếm lời từ thực phẩm bẩn cho chúng ta ăn là họ đang làm cho mình chết dần đấy ạ. Họ không dám làm mình chết ngay, mà mỗi ngày cho chết một tí, chỉ 10-15 năm sau thì từ chết một tí đến đủ loại bệnh rồi chết” – ông Ngọc phản ánh.
Theo ông Ngọc, chuyện vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, đồ ăn bẩn giờ thấy ở khắp nơi. Tôi ít thông tin mà vẫn nghe thấy chỗ này, chỗ kia có chuyện mang thịt gia súc chết để tẩm ướp chế ra đồ khô rồi đưa lại bán cho dân ăn. Mới đây là chuyện dầu ăn bẩn.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/25/134532/thoi-su/thuc-pham-ban-moi-ngay-cho-chet-mot-ti.html
Có thể bạn quan tâm
Theo ông Tủi, nuôi bò theo quy trình VietGAP đòi hỏi phải đáp ứng các tiêu chí về con giống, thức ăn, vệ sinh chuồng trại... và sẽ được cấp giấy chứng nhận khi đạt tiêu chuẩn. Được biết đàn bò sữa trên địa bàn hiện có khoảng 100.000 con, trong đó riêng Củ Chi chiếm hơn 65.000 con.
Ông Trần Quang Hành, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành (Hậu Giang) cho biết, bệnh “lá đứng” trên cây chanh không hạt có biểu hiện lá to và đứng, có màu xanh, đặc biệt là không có khả năng cho ra hoa đậu trái, đây được xem là bệnh lạ chưa rõ nguyên nhân.
Việc nuôi tôm thẻ chân trắng (TCT) trong vùng nước ngọt sẽ ảnh hưởng đến diện tích trồng lúa và cây trồng khác xung quanh; tác động rất lớn đến môi trường và đa dạng sinh học…
Với gần 46 ngàn hécta, Đồng Nai đứng trong tốp đầu các tỉnh có diện tích cây ăn trái lớn nhất khu vực phía Nam với nhiều loại trái ngon, như: chôm chôm, mít, xoài, sầu riêng, thanh long ruột đỏ... Đây đều là những trái cây có tiềm năng xuất khẩu lớn.
Không chỉ ở thành công ở vùng đồng bằng, mô hình chăn nuôi bò giảm nghèo được người dân ở các huyện miền núi Phú Yên áp dụng hiệu quả, mang lại thu nhập cao.