Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tay Trắng Dựng Trang Trại Tiền Tỷ

Tay Trắng Dựng Trang Trại Tiền Tỷ
Ngày đăng: 12/04/2012

Hiện trang trại của anh Bùi Việt Phương (thị trấn Nông Trường Việt Trung, Bố Trạch, Quảng Bình) có thu nhập cả tỷ đồng mỗi năm. Nhưng ít ai biết trang trại tiền tỷ đó được dựng nên từ... 2 bàn tay trắng.

Anh Phương kể, quê anh ở xã Mỹ Trạch (Bố Trạch), một làng nghèo bên dòng sông Gianh. Cách đây 20 năm, gia đình anh được xếp vào loại nghèo nhất xã. Nhà có đến 8 người con nên bố mẹ anh quanh năm lo cái ăn, cái mặc cho con đến rạc cả người.

Làm trang trại theo cách của người nghèo

Năm 1990, Phương rời quê vào làm công nhân ở Nông trường Việt Trung. Nhưng đồng lương công nhân ít ỏi không đủ cho gia đình anh trang trải cuộc sống. Thời điểm này, Nhà nước có chính sách kêu gọi người dân khai hoang, phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Không đắn đo suy nghĩ, Phương bỏ công nhân, nhận đất khai hoang để làm trang trại. Không tìm nơi thuận tiện như mọi người, Phương xin vào tận vùng đất hoang vu sát bìa rừng.

"Ở thời điểm đó, đây là một vùng đất hoang vu không ai thèm nhưng tui nghĩ bù lại mình sẽ nhận được nhiều đất hơn và có thời gian để làm từ từ vì tui nghèo, không có tiền để làm một lúc được" - Phương giải thích về cái ý định ban đầu của mình.

Nhận được đất, Phương triệu tập mấy đứa em theo mình vào cắm trại, phát rừng mở đất. Ý định làm trang trại, nhưng ngày đó, anh em Phương cũng chỉ có sức người là chủ yếu. Chưa khai hoang được đám đất nào, anh em Phương đã rơi vào cảnh tiền hết, gạo vơi. Nhiều bữa, dốc hết ba lô cũng chỉ còn được bơ gạo, anh em, vợ chồng phải trộn cả mớ rau má vào nấu cháo mà húp cho đằm bụng để có sức.

Khai hoang đến đâu, Phương chia luôn đất cho các em rồi quy hoạch trồng trọt. Lúc đầu trồng các loại cây ngắn ngày như lạc, đậu, sắn... Sau một năm, anh em không còn phải lo chuyện "đói" nữa thì Phương bắt đầu trồng các cây dài ngày như cao su. “Mình nghèo nên không thể có tiền để bỏ ra làm một lúc, phải lấy ngắn nuôi dài, đó là cách duy nhất để người tay trắng như mình làm trang trại”- Phương tâm sự.

Trồng rừng không mong khai thác

Sau gần 20 năm bền gan với vùng đồi núi trọc, anh em Phương đã có một vùng trang trại trên 100ha với nhiều giống cây đặc dụng có giá trị kinh tế cao. Riêng trang trại của anh Phương đã rộng trên 30ha, trong đó có 17ha cao su đang cho khai thác mủ, mỗi năm thu gần 1 tỷ đồng.

Thăm trang trại của Phương, chúng tôi thực sự khâm phục cách nghĩ, cách làm của anh. Trang trại rộng lớn như thế nhưng Phương quy hoạch đâu ra đó. Xen giữa những vùng cây, Phương xây dựng hệ thống đường giao thông vào tận nơi để các loại xe của bạn hàng có thể vào bốc hàng. Từ trên đỉnh núi, Phương xây dựng một hệ thống đường ống, mương nước và đập tràn để tưới cây, điều chỉnh nước khi mùa mưa lũ và phân phối về cho hệ thống ao cá trong trang trại...

Ngoài 17ha cao su là loại cây chủ lực trong trang trại, những vùng đất còn lại Phương đều trồng rừng nhưng tuyệt nhiên anh không trồng cây keo, bạch đàn mà toàn trồng các loại cây rừng bản địa như dó, huỵnh (gỗ dùng đóng thuyền, làm nhà), huê... "Trồng cây keo, bạch đàn mau cho thu hoạch nhưng khi khai thác lại ảnh hưởng đến môi trường. Mình trồng các loại cây bản địa này với mong muốn trả lại cho rừng một mảng thiên nhiên thật hoang sơ như nó vốn có, dù là rất nhỏ chứ mình không mong trồng nó để thu hoạch" - Phương tâm sự.

Có thể bạn quan tâm

Vua Trồng Nấm Tuổi 27 Ở Tân Yên Vua Trồng Nấm Tuổi 27 Ở Tân Yên

27 tuổi là ông vua của một trang trại trồng nấm ở huyện Tân Yên, thu nhập trên 100 triệu đồng mỗi năm. Đó là anh Nguyễn Văn Quý ở thôn Quang Châu, xã Ngọc Châu là một người như thế.

12/06/2013
Để Chặn Đà Tụt Hậu Nghề Khai Thác Thủy Sản Hải Phòng Để Chặn Đà Tụt Hậu Nghề Khai Thác Thủy Sản Hải Phòng

Ngư dân không bám biển thì không có cá, tôm không có sinh kế. Đặc trưng sinh kế này buộc ngư dân phải gắn bó rất chặt chẽ với biển. Muốn ra được biển trong bối cảnh phức tạp hiện nay họ cần được đầu tư hỗ trợ. Nhà nước và thành phố đã có nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân; tuy nhiên, vì nhiều lý do, các chính sách này chưa đến được ngư dân. Không được tiếp sức kịp thời, hiệu quả khi đang ở giai đoạn khó khăn nhất, ngư dân ngày càng đuối sức, khai thác thủy sản Hải Phòng vì thế ngày càng tụt hậu.

13/06/2013
Ngăn Chặn Tình Trạng Bơm Nước Vào Gia Súc Ngăn Chặn Tình Trạng Bơm Nước Vào Gia Súc

Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm soát việc vận chuyển, giết mổ và tiêu thụ thịt gia súc bị bơm nước.

13/06/2013
Phát Triển Mô Hình Trồng Cây Dược Liệu Hướng Đi Mới Của Người Dân Hải Lộc (Nam Định) Phát Triển Mô Hình Trồng Cây Dược Liệu Hướng Đi Mới Của Người Dân Hải Lộc (Nam Định)

Nhiều năm qua, để đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, Cty TNHH Nam Dược (KCN Hòa Xá, TP Nam Định) đã tổ chức triển khai mở rộng các vùng trồng cây nguyên liệu ở nhiều địa phương như trồng cây dây thìa canh tại xã Hải Lộc (Hải Hậu), Diệp hạ châu đắng tại Phú Yên, cây Kinh giới tại Hưng Yên…

13/06/2013
Mô Hình Nuôi Bò Sinh Sản Đạt Hiệu Quả Cao Mô Hình Nuôi Bò Sinh Sản Đạt Hiệu Quả Cao

Đây là mô hình do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bình Định phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện An Lão tổ chức thực hiện tại xã An Tân. Tham gia mô hình có 30 hộ nông dân của các thôn Tân An, Tân Lập, Thanh Sơn và Thuận An. Mô hình đã được đầu tư gần 86 triệu đồng mua 30 con bò cái nền, cấp cho mỗi hộ 1 con để chăn nuôi.

13/06/2013