Trang trại rau đầu tiên của Việt Nam được Mỹ, EU chứng nhận hữu cơ

Sản phẩm ở trang trại được đánh số để truy xuất nguồn gốc.
Đây là trang trại trồng rau quả nhiệt đới đầu tiên tại Việt Nam được chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ của hai tổ chức trên.
Trang trại rộng 1,8ha đang trồng gần 100 loại rau củ quả nhiệt đới gồm rau ăn lá, rau ăn hoa, rau ăn trái, rau ăn củ, rau thơm, thảo dược và các loại cây ăn trái.
Trang trại hữu cơ Organica được bắt đầu triển khai vào đầu năm 2013 với sự hỗ trợ của tổ chức cấp chứng nhận Control Union.
Sau gần 3 năm thực hiện theo các yêu cầu nghiêm ngặt của quy trình canh tác hữu cơ của Mỹ và EU, các chuyên gia của Control Union đã đến Việt Nam đánh giá và cấp chứng nhận đạt chuẩn hữu cơ vào cuối tháng 10 vừa qua.
Trong quá trình canh tác, các sản phẩm đều được đánh số để bảo đảm quy trình truy xuất nguồn gốc.
Do không được sử dụng chất hóa học và thuốc trừ sâu, trang trại phải sử dụng ớt, tỏi, hạt nêm để xua đuổi côn trùng hoặc dùng bạt nilon để ngăn cỏ hay dùng các thuốc bảo vệ sinh học (được cho phép của USDA và EU).
Chứng nhận hữu cơ được coi là tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm có yêu cầu cao nhất thế giới hiện nay.
Không chỉ đảm bảo các sản phẩm làm ra đảm bảo an toàn do không sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu hóa học, các chất kích thích, tăng trưởng, hormon hay giống biến đổi gene (GMO) mà canh tác hữu cơ còn đảm bảo các yếu tố thân thiện môi trường, bảo đảm đa dạng sinh học và phát triển bền vững.
Sản phẩm được chứng nhận hữu cơ này có giá trị không chỉ tại nước được cấp chứng nhận mà còn được công nhận tại Mỹ, EU và toàn thế giới.
Hiện sản phẩm rau hữu cơ được bán tại hai cửa hàng thực phẩm hữu cơ Organica tại số 130 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3 và số 54 Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh.
Có thể bạn quan tâm

Có mặt trên cánh đồng thôn Phú Mỹ (xã Đình Tổ, Thuận Thành, Bắc Ninh) những ngày cuối tháng 5, các đại biểu và bà con nông dân tham gia hội thảo đánh giá chất lượng TBR 225 đều vui mừng vì đã tìm ra được giống lúa có chất lượng gạo ngon và năng suất rất cao.

Việt Nam đang tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập vừa mang lại nhiều cơ hội, nhưng cũng đưa đến không ít thách thức đối với nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp. Để tận dụng tối đa cơ hội, vượt qua thách thức, ngành nông nghiệp đang ra sức tái cơ cấu nhằm nâng cao giá trị sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp cận đô thị, huyện Cẩm Khê đã đưa mô hình nuôi lươn không bùn vào nuôi ở 2 xã Sai Nga và Đồng Cam mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đó là mô hình của ông Nguyễn Quốc Khải ở khu Đồng Kệ xã Đồng Cam và chị Nguyễn Thị Thủy ở khu 5 xã Sai Nga, nuôi lươn trên bể xi măng lót bạt không bùn để cung ứng cho thị trường sản phẩm lươn sạch.

J02 là giống lúa thuần có nguồn gốc từ Nhật Bản do Viện Di truyền nông nghiệp nhập nội và tuyển chọn, đã được đưa vào trồng thử nghiệm trên địa bàn tỉnh khoảng 5- 6 năm nay.

Người dân ở miền núi được nhận tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24.9.2010 của Chính phủ đã bảo vệ hiệu quả diện tích rừng được giao. Sở NN&PTNT đã xây dựng phương án nâng mức chi trả DVMTR cho những khu vực có mức giá thấp.