Thực Hiện Thành Công Mô Hình Nuôi Ghép Tôm Với Cá Dìa
Năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quảng Ngãi đã thực hiện mô hình nuôi ghép tôm với cá dìa trong ao đất tại xã Tịnh Hòa, huyện Sơn Tịnh.
Thời gian thực hiện 04 tháng, từ tháng 4/2013 đến tháng 8/2013. Đối tượng tôm chọn nuôi là tôm sú với kích cỡ giống 2 - 3 cm/con, cá dìa 20 - 25 g/con. Mật độ thả nuôi: tôm 10 con/m2, cá dìa 1 con/m2.
Sau 4 tháng thả nuôi, tôm và cá phát triển tốt, trọng lượng bình quân đạt 25g đối với tôm, 180g đối với cá dìa. Sau khi trừ chi phí, hộ nuôi lợi nhuận hơn 20 triệu đồng.
Đây là mô hình mở ra một hướng mới nhằm phá thế độc canh con tôm với rủi ro cao do dịch bệnh. Trong những năm sắp tới ,Trung tâm dự định sẽ tiếp tục đầu tư nhân rộng mô hình nuôi ghép tôm với cá dìa nhằm khẳng định tính ưu thế của mô hình vì đối tượng nuôi ghép là cá dìa với tôm, cá dìa tận dụng tốt nguồn rong tảo và một phần thức ăn thừa, mùn bã hữu cơ trong ao, làm cho môi trường ao nuôi trong sạch hơn và ít dịch bệnh xảy ra, góp phần tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống cho nhân dân.
Có thể bạn quan tâm
Chỉ chừng 2 năm qua do nước lũ đầu nguồn không đổ về nhiều, phần do nhiều người bắt ốc và biết tận thu nguồn lợi này làm mồi nuôi cá đồng, tôm sú nên ốc ít dần.
Nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Nông Cống đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, thực hiện thành công nhiều chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có việc phát triển các mô hình chăn nuôi kết hợp, tạo việc làm và ổn định đời sống nhân dân.
Qua đó, các hội viên áp dụng có hiệu quả tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi trong gia đình. Với phương thức “cầm tay chỉ việc”, HND xã đã phân công cán bộ trực tiếp xuống cơ sở, đến từng gia đình hội viên hướng dẫn, giúp đỡ nông dân làm kinh tế, cùng vươn lên làm giàu.
Thời gian qua, phường Quảng Tiến (thị xã Sầm Sơn) đã tập trung chỉ đạo, động viên bà con ngư dân tích cực đầu tư, nâng cấp phương tiện đánh bắt hải sản nhằm nâng cao năng suất lao động. Hiện nay, toàn phường có 217 phương tiện đánh bắt hải sản các loại, với tổng công suất 54.000 CV, số lao động trực tiếp đi biển là 1.900 người.
Thấy rõ vấn đề trên Hội Nông dân huyện Nga Sơn đã chủ động phối hợp với Hội Làm vườn và Trang trại huyện tổ chức tuyên truyền, vận động và mở các đợt tập huấn, giúp hội viên nông dân nắm vững kiến thức bảo vệ môi trường và áp dụng công nghệ chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học.