Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vận Chuyển Hàng Thủy Sản Bằng Container Doanh Nghiệp Kêu Cứu

Vận Chuyển Hàng Thủy Sản Bằng Container Doanh Nghiệp Kêu Cứu
Ngày đăng: 22/04/2014

Trong những ngày gần đây, Hiệp hội VASEP nhận được nhiều phản ánh của các DN hội viên về các vướng mắc trong việc vận chuyển các container hàng thủy sản (đông lạnh, đồ hộp...) do Bộ GTVT đang tích cực triển khai thực hiện nghiêm Thông tư 03/2011/TT-BGTVT. Theo đó, tất cả các xe kéo container có 3 cầu chỉ được kéo container tối đa 26 tấn kể cả vỏ container (hay tối đã chỉ được 21 tấn hàng).

Nhiều DN đang bị kẹt và ách tắc trong vấn đề giao-nhận hàng, thiệt hại và ảnh hưởng lớn đến hoạt động của DN thủy sản với các khách hàng quốc tế dễ dẫn đến khả năng mất khách hàng, mất khả năng cạnh tranh vì một số lý do chính sau đây:

1 - Hàng thủy sản (đông lạnh, đồ hộp...) hầu hết là giao thương XNK với quốc tế (hàng nhập về từ nước ngoài, và hàng xuất đi nước ngoài). Việc đóng hàng theo container 40’ là theo các quy định và thông lệ giao thương quốc tế. Khách hàng nước ngoài không chấp nhận việc đóng container 40’ chỉ có 21 tấn (giảm 25% trong lượng), vì tiêu chuẩn là cho phép đóng 28 tấn.

Các DN thủy sản hoàn toàn ủng hộ chủ trương chính sách của Chính phủ và Bộ GTVT về vấn đề này, nhưng đặc thù ngành XNK thủy sản đông lạnh giao thương với quốc tế đang khiến cả ngành bị kẹt cứng vì quy cách đóng hàng (28 tấn/40’) và đặc thù ngành hàng (phải giữ đông lạnh dưới -18 độ C trong suốt quá trình vận chuyển): khách quốc tế không chấp nhận, cty vận chuyển không dám nhận vận chuyển.

2 - Chưa kể là chi phí vận chuyển (trên bộ, biển) là không hề giảm, lại còn tăng thêm cho mỗi đơn vị container, thì việc phải giảm 25% trọng lượng XK thủy sản khiến gia tăng sức nặng chi phí vận chuyển lên đáng kể. Nếu tính cước tàu, chi phí nâng hạ, kéo cont cho mỗi cont là 73,82 triệu VNĐ (3.500 USD), thì với việc tuân thủ TT03/2011, mỗi tấn hàng thủy sản XK, các DN trong ngành phải trả thêm riêng phí vận chuyển 880.000 đồng. Mỗi năm hiện nay, Việt Nam XK khoảng 1,2 - 1,3 triệu tấn thủy sản, tương đương mỗi năm ngành thủy sản Việt Nam phải trả thêm 1.056 - 1.144 tỷ đồng hay 50,3 - 54,5 triệu USD (cho riêng phí vận chuyển).

3 - Một thực tế rằng tình trạng quá tải hiện nay ảnh hưởng nhiều đến chất lượng đường xá là việc mức quá tải đến gấp 2 hoặc gấp 3 trọng tải cho phép là phổ biến. Thực trạng này hoàn toàn không nằm ở ngành thủy sản, khi với việc đóng container hàng thủy sản đông lạnh theo chuẩn mực thông lệ quốc tế với container 40’ là tối đa 28 tấn hàng.

4 - DN phải thực hiện theo các hợp đồng quốc tế ký kết với khách hàng. Kể cả trong trường hợp các DN sang bớt hàng thủy sản ra (chỉ đóng tối đa 21 tấn theo quy định mới), lên tới Cảng đóng hàng trở lại (bổ sung vào) cho đúng chuẩn cung cấp hàng quốc tế thì ngoài việc chi phí tăng lên gấp 2-3 lần (cước vận chuyển, chi phí bốc dỡ, lưu xe tại cảng, nâng hạ container...), thì điều cơ bản là còn hư hại hàng hóa do hàng đông lạnh mà sang qua sớt lại tại Cảng sẽ hư hỏng, thậm chí phải điều chỉnh packing list nếu không đóng trở lại cho hết lượng hàng mang lên, rồi phải gửi kho hoặc chở về....

Thậm chí hàng chất không đầy cũng phải trả đủ như hàng đầy, và hàng đồ hộp thì bị móp méo nếu như đóng không đủ.

5 - Trong trường hợp dù có giảm số lượng đóng/container thì khách hàng cũng không đồng ý vì chi phí cước vận chuyển được phân bổ vào giá thành sẽ tăng lên. Nếu thanh tóan bằng L/C mà L/C không cho xuất hàng từng phần hoặc dung sai quá ít (thông thường chỉ cho phép +/-5 đến 10%) thì khả năng bộ chứng từ thanh tóan bị bất hợp lệ và khách hàng từ chối thanh toán là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

6 - Trong điều kiện xã hội hiện nay, năng lực vận chuyển bằng xe rơ-mooc vận chuyển container còn có hạn, nhất là container cho hàng đông lạnh, thì rất dễ QUÁ TẢI năng lực vận chuyển vì không tròn một container thì thay vì cần 1 xe bây giờ phải hai xe, tăng chuyến. Chi phí xã hội sẽ rất lớn.

Qui định kiểm tải trọng xe theo TT03/2011 áp dụng cho tất cả các ngành hàng đang làm cho DN thủy sản khó khăn cả trong việc chọn lựa nhà cung cấp xe phù hợp với lô hàng, điều này sẽ dẫn đến vấn đề làm giá cao trong vận chuyển hoặc có thể dẩn đến tiêu cực trong vấn đề kiểm soát của các cơ quan chức năng và sẽ làm ùn ứ hàng do lượng xe cung cấp không đủ.

Hiệp hội VASEP và các DN thủy sản luôn ủng hộ chủ trương của Chính phủ về việc tăng cường kiểm tra và xử phạt đối với những trường hợp vận chuyển quá tải, không thực hiện theo đúng quy định của Bộ GTVT về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ.

Tuy nhiên, với thực tế ngành thủy sản và các vướng mắc cụ thể, Hiệp hội VASEP đề nghị Bộ GTVT xem xét có biện pháp đặc thù để không đưa hàng XNK bằng container vào kiểm soát tải trọng xe nhằm đảm bảo lưu thông bình thường cho hàng hóa XNK, nhất là hàng đông lạnh & hàng đóng hộp mà tập trung vào các phương tiện vận chuyển hàng quá khổ cồng kềnh, hàng quá tải gấp nhiều lần tải trọng xe vì đó là những phương tiện gây ra tai nạn giao thông và hư hại đường xá chủ yếu.


Có thể bạn quan tâm

Giải quyết tình trạng ô nhiễm nguồn nước trên sông Chà Và cần có giải pháp quyết liệt hơn Giải quyết tình trạng ô nhiễm nguồn nước trên sông Chà Và cần có giải pháp quyết liệt hơn

Từ đầu tháng 9 đến nay, cá, tôm, cua, hàu nuôi trên sông Chà Và (xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu) liên tiếp bị chết hàng loạt khiến người nuôi trồng thủy sản hoang mang và bức xúc.

05/10/2015
Hiệu quả từ chương trình hỗ trợ heo giống của huyện Bến Lức Long An Hiệu quả từ chương trình hỗ trợ heo giống của huyện Bến Lức Long An

Từ năm 2015 UBND huyện Bến Lức, tỉnh Long An đã chỉ đạo cho Phòng Nông nghiệp và PTNT cùng với Trạm Khuyến nông tổ chức thực hiện chương trình hỗ trợ heo giống chất lượng cao cho bà con chăn nuôi tại các xã quy hoạch phát triển chăn nuôi của huyện.

05/10/2015
167 hộ phát triển mô hình con nuôi đặc sản 167 hộ phát triển mô hình con nuôi đặc sản

Thực hiện chuyển dịch cơ cấu con nuôi có giá trị kinh tế cao, xã Thiệu Hợp đã tổ chức cho một số hộ dân học tập kinh nghiệm mô hình nuôi con nuôi đặc sản: rùa, ba ba, rắn, nhím...

05/10/2015
Ứng dụng khoa học công nghệ trong chăn nuôi Hiệu quả kép Ứng dụng khoa học công nghệ trong chăn nuôi Hiệu quả kép

Ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào chăn nuôi không những giúp người chăn nuôi giảm chi phí đầu tư, tăng sức đề kháng cho vật nuôi, mà còn góp phần cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước do chất thải trong chăn nuôi gây ra...

05/10/2015
Doanh nghiệp ngành nông nghiệp ĐBSCL củng cố nội lực để vững vàng hội nhập đổi mới sáng tạo Doanh nghiệp ngành nông nghiệp ĐBSCL củng cố nội lực để vững vàng hội nhập đổi mới sáng tạo

Kỳ cuối: Đổi mới sáng tạo Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có hơn 70% dân số tham gia hoạt động nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và các ngành liên quan.

05/10/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.