Chọn Lọc Giống Khoai Lang Mới Cần Gắn Nhu Cầu Thị Trường

Sáng 18/4/2014, Viện Lúa ĐBSCL phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Vĩnh Long tổ chức hội thảo lần 2 đề tài “Chọn lọc giống khoai lang mới và xây dựng vùng sản xuất giống tại huyện Bình Tân- Vĩnh Long”. Hội thảo đã tập trung thảo luận phẩm chất các giống khoai mới, nhu cầu thị trường trước khi đưa vào sản xuất đại trà.
GS.TS. Nguyễn Thị Lang- Chủ nhiệm đề tài cho biết: Vụ Hè Thu 2012 và vụ Đông Xuân 2012- 2013, Viện Lúa ĐBSCL đã đưa hơn 30 giống khoai lang ở nhiều nơi về sản xuất ở Bình Tân. Sau khi đánh giá năng suất, các thông số về kiểu hình, thành phần dinh dưỡng,… đã chọn được 3 giống khoai chủ lực là OMKL4, OMKL6, khoai tím Nhật Hưng Lộc; 4 giống bổ sung là OMKL18, OMKL2, OMKL5, OMKL13.
Các giống khoai này được đánh giá có năng suất, chất lượng và phù hợp thổ nhưỡng. Riêng thị trường tiêu thụ, qua điều tra hiện có khoảng 20 điểm thu mua khoai lang dọc theo QL1 thuộc TX Bình Minh và Bình Tân, nhưng chủ yếu do thương nhân nước ngoài trực tiếp đưa ra quy cách, giá cả để thương lái người Việt thu mua phân loại, rồi xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch.
Nhiều nông dân cho rằng, ngoài kháng sâu bệnh, tăng năng suất và chất lượng, các giống khoai lang mới sau khi đưa vào sản xuất phải đáp ứng nhu cầu thị trường mới thu hút được nhiều người tham gia.
GS.TS. Nguyễn Thị Lang cho biết, nhu cầu khoai lang xuất khẩu hiện khá lớn. Vì vậy, khi có được vùng sản xuất giống chất lượng, ngành chức năng tỉnh Vĩnh Long cũng cần tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Quý I - 2015 sản lượng nuôi tôm của Cà Mau đạt 35.400 tấn, giảm 1,7%; kim ngạch xuất khẩu đạt 179,5 triệu USD, giảm 33,6% so với cùng kỳ. Những ảnh hưởng nói trên nếu không có giải pháp khắc phục kịp thời và tích cực sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc hoàn thành các chỉ tiêu về nuôi trồng thủy sản nói riêng và các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2015 của tỉnh nói chung, Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cà Mau - Lê Văn Sử cho biết.

Anh Cao Thanh Tuấn (sinh năm 1976, ngụ ấp Cần Thới, xã Cần Đăng, Châu Thành, An Giang) áp dụng thành công mô hình nuôi vịt trời. Với tổng đàn vịt trời trên 1.200 con, anh thu nhập gần trăm triệu đồng/năm từ bán thịt và giống.

Tháng 12-2014, từ nguồn vốn của Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ nghèo, cận nghèo thuộc các thôn đặc biệt khó khăn của tỉnh Quảng Ninh, 17 hộ nghèo, cận nghèo ở thôn Hồng Phong, xã Phong Dụ, huyện Tiên Yên được hỗ trợ 5 con lợn giống/hộ (tương đương 6 triệu đồng) để phát triển sản xuất. Đến nay, mô hình đã cho thấy những kết quả đáng khích lệ, có 8 hộ nghèo đăng ký thoát nghèo vào cuối năm nay.

Sau một thời gian du nhập vào Việt Nam, không chỉ được nuôi nhốt tại các vườn thú phục vụ nhu cầu tham quan, chăn nuôi đà điểu đã trở thành một nghề mang lại thu nhập khá cho nhiều trang trại và nông hộ.

Nắng nóng kéo dài, người chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đang hết sức lo lắng bởi tình trạng khô hạn ở các ao đầm, suy giảm tốc độ tăng trọng và nguy cơ dịch bệnh trên đàn vật nuôi.