Bầu Đức Mê Nông Nghiệp Công Nghệ Cao
Trong bối cảnh thị trường bất động sản tiếp tục ảm đạm, HAGL đã táo bạo chọn chiến lược kinh doanh mới
Tại đại hội cổ đông thường niên tổ chức ngày 18-4 ở TP HCM, ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức), Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), cho biết tổng doanh thu của tập đoàn trong năm 2013 đạt 2.773 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế là 972 tỉ đồng.
Trong bối cảnh thị trường bất động sản tiếp tục ảm đạm, HAGL đã táo bạo chọn chiến lược kinh doanh mới, bền vững hơn khi đưa nông nghiệp lên vị trí ưu tiên hàng đầu cho sự phát triển trong thời gian tới với các dự án trồng, chế biến cao su, mía đường, bắp và cọ dầu tại Lào và Campuchia.
Cuối năm 2013, sau quá trình trồng thử nghiệm thành công, HAGL đã quyết định trồng bắp đại trà trên diện tích 5.000 ha ở Lào và Campuchia. Nhờ áp dụng tối đa các loại máy móc và công nghệ hiện đại, sản lượng bắp thu được trong vụ mùa vừa qua của HAGL đạt 14 tấn/ha và 28 tấn/năm (2 vụ). Đây là sản lượng khá cao, gần bằng với Israel, quốc gia có nền nông nghiệp phát triển bậc nhất thế giới. Năm 2015, mục tiêu của HAGL là trồng được 10.000 ha bắp, năng suất dự kiến đạt 280.000 tấn/năm và mang lại nguồn thu lớn cho tập đoàn.
Nhận thấy những ưu điểm của việc đầu tư trồng cọ dầu (chi phí đầu tư ban đầu thấp, giá bán bình quân hiện tại từ 750-950 USD/tấn, lợi nhuận cao hơn trồng cao su), từ năm 2012, HAGL đã bắt đầu trồng thử nghiệm tại Campuchia và Lào 4.000 ha, đến nay đã tăng lên 12.303 ha. Chỉ trong gần 2 năm, những cánh đồng cọ dầu ngút tầm mắt, xanh ngát đã trải dài và phủ kín từng ha đất cằn cỗi tại Campuchia và Lào. Những lứa quả đầu tiên cũng đã bắt đầu xuất hiện.
Nhờ diện tích canh tác lớn, HAGL có thể áp dụng tối ưu các thiết bị máy móc vào canh tác và chế biến, giải phóng sức lao động, điều này giúp năng suất tăng cao và giá thành thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung, một yếu tố quan trọng trong thành công của HAGL khi rẽ hướng sang nông nghiệp công nghệ cao.
Có thể bạn quan tâm
Nếu như trước kia, con bò sữa trở thành nguồn thu nhập chính, xóa đói giảm nghèo cho người nông dân huyện Củ Chi (TPHCM) thì thời gian gần đây, người chăn nuôi bò sữa lại đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Tìm đến nhà anh Vũ Duy Sơn (thôn Giác Lan, xã Công Hải, Thuận Bắc, Ninh Thuận), chúng tôi không khỏi khâm phục ý chí dám nghĩ, dám làm của người nông dân này.
Thị trường xuất khẩu gia súc sống từ Úc sang Việt Nam đang có sự thay đổi với số lượng gia súc được mua về để vỗ béo tăng lên thay vì mua gia súc để mổ thịt ngay.
Dịch bệnh rình rập, đầu ra bấp bênh, chi phí sản xuất liên tục tăng, trong khi giá bán sản phẩm lại thấp... Đó là những gì mà người chăn nuôi trong tỉnh Quảng Ngãi đang phải gánh chịu từ nhiều năm qua.
Chăm chỉ và quyết tâm, ông Lục Văn Thắng, dân tộc Nùng, thôn Đồng Bưa, xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã xây dựng thành công mô hình nuôi rắn hổ trâu kết hợp với làm vườn mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng.