Thúc đẩy xuất khẩu sang Nga tạo thuận lợi từ khâu thanh toán

Hiện nay, các mặt hàng nông sản Việt Nam XK vào Nga đã được giảm thuế thấp hơn từ 30-50% so với trước khi Nga là thành viên WTO.
Thời gian tới, khi FTA giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu có hiệu lực, 90% số dòng thuế sẽ được giảm.
Doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội tăng XK vào thị trường Nga, đặc biệt hàng thủy sản Việt Nam nhập khẩu vào Nga được áp dụng thuế nhập khẩu 0%.
Bên cạnh những cơ hội, theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), hàng hóa Việt Nam XK vào Nga đang phải đối diện với sự cạnh tranh gay gắt về: Giá, mẫu mã, bao bì, chất lượng, chi phí vận chuyển… với các quốc gia khác có nguồn cung tương tự.
Đơn cử về vận chuyển, Việt Nam phải đưa hàng hóa qua cảng châu Âu rồi mới vòng lại Nga hoặc chuyển tới cảng Vladivostock rồi đi tiếp theo đường xuyên Nga từ Đông sang Tây nên chi phí cao hơn so với các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Ấn Độ...
Đối tác Nga (doanh nghiệp nhỏ và vừa) nhập khẩu hàng Việt Nam chủ yếu thanh toán theo hình thức D/P, trả chậm 40-60 ngày (chiếm 95%).
Ngoài ra, ngân hàng Nga yêu cầu doanh nghiệp khi mở L/C phải ký quỹ 100% giá trị hợp đồng (doanh nghiệp lớn ký quỹ 10%) – dẫn tới doanh nghiệp không thanh toán bằng L/C.
Chỉ khi hợp đồng giá trị lớn hơn 500.000 USD, doanh nghiệp Nga mới thanh toán bằng L/C.
Tất cả những yếu tố trên khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam không mặn mà xuất hàng sang Nga.
Phương thức thanh toán bằng ngoại tệ qua ngân hàng nước thứ 3 khi XK sang Nga cũng khó khăn do lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, EU với Nga.
Trong khi đó, giao dịch bằng đồng Rúp tại Việt Nam không phổ biến nên Ngân hàng Nhà nước chưa có cơ chế hình thành tỷ giá VND/Rúp cũng khiến doanh nghiệp gặp khó.
Do đó, tận dụng cơ hội từ FTA với Liên minh Kinh tế Á – Âu nói chung, tăng cường XK sang Nga nói riêng, Cục Xuất nhập khẩu cho rằng, cần có cơ chế, chính sách thuận lợi cho khâu thanh toán giữa doanh nghiệp hai nước; đề xuất giải pháp cải thiện chi phí vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam sang thị trường Nga.
Ngoài ra, đẩy mạnh tuyên truyền về thị trường Nga cho doanh nghiệp trong nước đồng thời quảng bá sản phẩm hàng hóa Việt Nam tại thị trường này.
9 tháng đầu năm, Việt Nam XK sang Nga đạt trên 1,07 tỷ USD.
Một số mặt hàng có kim ngạch XK lớn gồm: Điện thoại, máy vi tính và linh kiện, cà phê, dệt may...
Có thể bạn quan tâm

Hôm nay, tôi cũng kính đề nghị các bác nông dân vì sức khỏe cộng đồng đừng dùng thuốc diệt chuột, diệt cỏ, để tẩm ướp rau quả đem ra thị trường. Vì quê hương đất nước, đừng biến khoai Trung Quốc thành khoai Đà Lạt” - ĐB Đỗ Văn Đương (TP.HCM) nói.

Hiệp hội các nhà XK thủy sản của Ấn Độ (SEAI) đang cân nhắc hỗ trợ người nuôi tôm bằng cách cung cấp mức giá hỗ trợ tối thiểu, nhằm giúp đỡ người nuôi chịu thiệt hại bởi doanh số XK thủy sản sụt giảm.

Sáng 3.11, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã dành thời gian ngắn để giải trình trước những vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm mà các ĐBQH đặt ra.

Giải trình trước Quốc hội sáng nay (3.11), Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định: “Tôi nhất trí với ĐB Đỗ Văn Đương là phải đấu tranh với chất cấm trong chăn nuôi như với ma túy. Với cá nhân tôi, việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi là một tội ác”.

Bị lừa bịp, mắng chửi, phải mua lén lút, đó là tình cảnh khốn khổ của người dân khi muốn mua thịt lợn VietGAP tại chợ Hòa Bình, quận 5, TP.HCM, đến mức có người phải thốt lên: "Mua thịt lợn VietGAP mà tôi thấy giống như đi mua heroin vậy, căng thẳng, vất vả...”.