Thúc đẩy xuất khẩu sang Nga tạo thuận lợi từ khâu thanh toán

Hiện nay, các mặt hàng nông sản Việt Nam XK vào Nga đã được giảm thuế thấp hơn từ 30-50% so với trước khi Nga là thành viên WTO.
Thời gian tới, khi FTA giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu có hiệu lực, 90% số dòng thuế sẽ được giảm.
Doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội tăng XK vào thị trường Nga, đặc biệt hàng thủy sản Việt Nam nhập khẩu vào Nga được áp dụng thuế nhập khẩu 0%.
Bên cạnh những cơ hội, theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), hàng hóa Việt Nam XK vào Nga đang phải đối diện với sự cạnh tranh gay gắt về: Giá, mẫu mã, bao bì, chất lượng, chi phí vận chuyển… với các quốc gia khác có nguồn cung tương tự.
Đơn cử về vận chuyển, Việt Nam phải đưa hàng hóa qua cảng châu Âu rồi mới vòng lại Nga hoặc chuyển tới cảng Vladivostock rồi đi tiếp theo đường xuyên Nga từ Đông sang Tây nên chi phí cao hơn so với các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Ấn Độ...
Đối tác Nga (doanh nghiệp nhỏ và vừa) nhập khẩu hàng Việt Nam chủ yếu thanh toán theo hình thức D/P, trả chậm 40-60 ngày (chiếm 95%).
Ngoài ra, ngân hàng Nga yêu cầu doanh nghiệp khi mở L/C phải ký quỹ 100% giá trị hợp đồng (doanh nghiệp lớn ký quỹ 10%) – dẫn tới doanh nghiệp không thanh toán bằng L/C.
Chỉ khi hợp đồng giá trị lớn hơn 500.000 USD, doanh nghiệp Nga mới thanh toán bằng L/C.
Tất cả những yếu tố trên khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam không mặn mà xuất hàng sang Nga.
Phương thức thanh toán bằng ngoại tệ qua ngân hàng nước thứ 3 khi XK sang Nga cũng khó khăn do lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, EU với Nga.
Trong khi đó, giao dịch bằng đồng Rúp tại Việt Nam không phổ biến nên Ngân hàng Nhà nước chưa có cơ chế hình thành tỷ giá VND/Rúp cũng khiến doanh nghiệp gặp khó.
Do đó, tận dụng cơ hội từ FTA với Liên minh Kinh tế Á – Âu nói chung, tăng cường XK sang Nga nói riêng, Cục Xuất nhập khẩu cho rằng, cần có cơ chế, chính sách thuận lợi cho khâu thanh toán giữa doanh nghiệp hai nước; đề xuất giải pháp cải thiện chi phí vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam sang thị trường Nga.
Ngoài ra, đẩy mạnh tuyên truyền về thị trường Nga cho doanh nghiệp trong nước đồng thời quảng bá sản phẩm hàng hóa Việt Nam tại thị trường này.
9 tháng đầu năm, Việt Nam XK sang Nga đạt trên 1,07 tỷ USD.
Một số mặt hàng có kim ngạch XK lớn gồm: Điện thoại, máy vi tính và linh kiện, cà phê, dệt may...
Related news

Đó là mô hình của gia đình anh Võ Tá Lan, xã Vượng Lộc, Huyện Cạn Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Với diện tích trên 3.000m2, 3 năm liền anh nuôi tôm càng xanh đều đạt hiệu quả kinh tế cao.

- Từ ngày 15/11/2013 – 31/01/2014 thả giống tôm Thẻ chân trắng (đối với những vùng nuôi có điều kiện). Tuy nhiên trong thời gian này, người nuôi cần thận trọng và có giải pháp phòng bệnh thân đỏ đốm trắng trên tôm nuôi nước lợ.

Sáng 12.11, phóng viên NTNN đã đến cảng Cái Rồng, Vân Đồn. Chỉ 30 giờ trước, vùng biển này là nơi kinh hoàng với mọi người bởi cơn bão số 14 đổ vào với mưa lớn và gió giật cấp 13 tàn phá.

Ở tuổi 30, Nguyễn Thanh Quang ở thị trấn Thạnh Mỹ huyện Nam Giang (Quảng Nam) đã biết làm giàu ngay trên chính quê hương của mình bằng mô hình nuôi heo rừng.

Ngày nay, các món ăn từ dế đã trở thành đặc sản nhưng nguồn dế tự nhiên không đáp ứng đủ nhu cầu. Nắm bắt được xu thế đó, nhiều nông dân trẻ đã tìm tòi và nuôi thành công loài vật này, giúp tăng thu nhập gia đình, có điều kiện vươn lên làm giàu. Anh Trần Quốc Trí (ấp Tân Bình, xã Tà Đảnh, Tri Tôn, An Giang) là một trong số đó.