Thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam bằng đường hàng không

Thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam, mới đây Cục này vừa tổ chức Hội nghị tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam bằng đường hàng không.
Tại Hội nghị, đại diện các công ty xuất khẩu hàng nông sản đều cho rằng, thị trường nước ngoài là thị trường rất tiềm năng cho các mặt hàng nông sản của Việt Nam.
Vải thiều là mặt hàng nông sản nhanh hỏng nên cần có chính sách hỗ trợ trong hoạt động xuất khẩu.
Tuy nhiên, để các mặt hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu được đến các thị trường “khó tính” như châu Âu, Mỹ, Úc… thì ngoài vấn đề chất lượng sản phẩm đảm bảo thì giá thành phải cạnh tranh được với các nước khác như Trung Quốc, Thái Lan… cũng đang khai thác ở những thị trường này.
Ngoài ra, các công ty xuất khẩu hàng nông sản cũng cho biết, việc đặt chỗ để xuất khẩu đúng theo nhu cầu thời gian của họ là các hãng hàng không Việt Nam chưa đáp ứng được.
Vì vậy, việc bảo quản hàng hóa cũng như đáp ứng đúng thời gian theo yêu cầu của thị trường nước ngoài của các công ty xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam không đảm bảo.
Về hai vấn đề trên, đại diện của các hãng hàng không cũng đã đưa ra một số nguyên nhân như: mặt hàng nông sản chưa có thị trường đủ lớn nên số lượng vận chuyển chưa nhiều và không đều, chỉ theo mùa vụ khiến giá cước và thời gian cố định đặt chỗ là rất khó khăn.
Sau khi nghe báo cáo của các công ty xuất khẩu hàng nông sản, các hãng hàng không và các công ty dịch vụ hàng hóa, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Võ Huy Cường cho biết, Cục Hàng không Việt Nam sẽ có báo cáo gửi Bộ GTVT và các bộ, ngành liên quan về vấn đề này để có thể đưa ra chính sách hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam bằng đường hàng không trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Theo nguồn tin của NNVN, trong ngày 10/3 có cuộc làm việc giữa các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Trị và đơn vị liên quan để giải quyết vấn đề trâu bò ngoại nhập qua biên giới bị dịch bệnh LMLM.

Theo báo cáo từ Sở NN-PTNT Thanh Hóa, tính đến ngày 4/3, tổng sản lượng mía đã thu hoạch trên địa bàn toàn tỉnh đạt gần 1,5 triệu tấn; trong đó, vùng Lam Sơn hơn 771 nghìn tấn; vùng Việt - Đài 504 nghìn tấn và vùng Nông Cống hơn 200 nghìn tấn.

Sau Tết Nguyên đán đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam không có mưa, cộng với trời nắng nóng kéo dài đã khiến hàng trăm ha lúa trời thiếu nước nghiêm trọng.

Khu vực sẽ đưa 596.000 ha mặt nước vào nuôi tôm, trong đó có 580.000 ha nuôi tôm sú. Diện tích còn lại nuôi tôm chân trắng, tôm càng xanh.

Nghiên cứu, phân tích tác động của hội nhập đối với ngành nông nghiệp, nông thôn, vùng nghèo đói đã đưa ra đề xuất chính sách thích hợp với chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn.