Thanh Hóa Phấn Đấu Hoàn Thành Thu Hoạch, Chế Biến Mía Trong Tháng 4
Hiện sản lượng mía còn lại chưa thu hoạch khoảng trên 690 nghìn tấn.
Theo báo cáo từ Sở NN-PTNT Thanh Hóa, tính đến ngày 4/3, tổng sản lượng mía đã thu hoạch trên địa bàn toàn tỉnh đạt gần 1,5 triệu tấn; trong đó, vùng Lam Sơn hơn 771 nghìn tấn; vùng Việt - Đài 504 nghìn tấn và vùng Nông Cống hơn 200 nghìn tấn.
Hiện sản lượng mía còn lại chưa thu hoạch khoảng trên 690 nghìn tấn. Giá mía thu mua của các Cty đến thời điểm này, bình quân đạt 900.000đ/tấn 10CCS (giảm 50.000đ/tấn so với cùng kỳ).
Được biết, thời gian vừa qua do thời tiết mưa phùn, nhiệt độ thấp; một số diện tích mía bị lẫn giống và tình trạng xí nghiệp thu mua mía điều hành chậm khiến cho hơn 6.000 ha mía bị trổ cờ, ảnh hưởng đến năng suất, thu nhập của bà con.
Vì vậy, trong hội nghị giao ban tiến độ thu hoạch mía vụ ép 2013-2014 vừa qua, tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo các Cty trên địa bàn tập trung thu hoạch những giống mía chín sớm, thu hoạch đến đâu vận chuyển đến đó; quản lý, điều hành tốt khâu vận chuyển, không để xảy ra tình trạng ăn chặn tiền bán mía, gây phiền hà, sách nhiễu; đồng thời, thanh toán nhanh gọn, đầy đủ, kịp thời cho người trồng mía, phấn đấu hoàn thành kế hoạch thu hoạch, chế biết trong tháng 4/2014.
Có thể bạn quan tâm
Từ một chương trình chứng nhận “non trẻ”, nhãn sinh thái của Hội đồng Quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC) đang phát triển nhanh chóng và tăng trường đều đặn. Thông tin này được Tổng Giám đốc Điều hành của ASC, Chris Ninnes công bố tại buổi cập nhật thường niên tại Hội chợ Thủy sản Toàn cầu 2014 tại Brussels, Bỉ.
Việc suy giảm nguồn lợi là do hoạt động giám sát nghề cá lỏng lẻo. Loài cá chình Nhật Bản hiện đang nằm trong danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).
Hội đồng Quản lý Biển (MSC) hiện đang tiến hành nốt các công việc xem xét lại các tiêu chuẩn thủy sản của mình trong 2 tháng cuối cùng của quy trình đánh giá 2 năm một lần.
Các nhà nghiên cứu Thái Lan mới phát triển một phương pháp mới nhằm phát hiện vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND), hay còn gọi là hội chứng chết sớm (EMS).
Báo cáo của Tổ chức Greenpeace về tính bền vững của thủy sản trong các siêu thị của Canada đã kêu gọi các nhà bán lẻ phải hành động nhiều hơn nữa để bảo vệ các đại dương.