Xuất Hiện Ổ Dịch Lở Mồm Long Móng Tại Vùng Biên Giới Quảng Trị
Tùy vào mức độ mà tỉnh có thể sẽ kiến nghị ngừng việc nhập trâu bò nước ngoài vào nội địa Việt Nam.
Theo nguồn tin của NNVN, trong ngày 10/3 có cuộc làm việc giữa các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Trị và đơn vị liên quan để giải quyết vấn đề trâu bò ngoại nhập qua biên giới bị dịch bệnh LMLM.
Tùy vào mức độ mà tỉnh Quảng Trị có thể sẽ kiến nghị ngừng việc nhập trâu bò nước ngoài vào nội địa Việt Nam.
Trước đó, Trạm Kiểm dịch động vật Lao Bảo ở huyện Hướng Hóa, Quảng Trị đã phát hiện một ổ dịch LMLM trên đàn bò do Cty TNHH Xuân Phú, trụ sở tại tỉnh Hải Dương nhập khẩu từ Thái Lan vào nội địa qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và được cách ly trong khu cách ly tại khóm Tây Chín, thị trấn Lao Bảo.
Có 6 con trong tổng số 68 con bò ở khu cách ly này có dấu hiệu bệnh, một con trong số đó đã phải tiêu hủy.
Được biết, từ đầu năm 2014 đến nay, Cty TNHH Xuân Phú đã nhập qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo 2.439 con trâu, bò.
Có thể bạn quan tâm
Từ miền Tây khăn gói lên mảnh đất Lâm Đồng lập nghiệp, nhờ chịu thương, chịu khó tìm tòi và biết áp dụng kỹ thuật trồng cam. Đến nay, anh Lê Hoàng Minh (35 tuổi, ở xã Đại Lào, TP Bảo Lộc) đã có một vườn cam sành thu lãi khoảng 1 tỷ đồng mỗi năm.
Ðể có được những giọt mật ngon, những người nuôi ong ngày này qua tháng nọ phải lang bạt khắp nơi để đưa đàn ong đi tìm mật. Nhiều rủi ro bất trắc trên đường di chuyển, nhưng bù lại nghề này có thể cho thu nhập rất cao nếu tìm được vùng hoa có nhiều mật.
Mặc dù chỉ mới hoạt động hơn 1 năm, song Tổ dịch vụ (TDV) bao trái xoài ở phường 6, TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã tạo được hiệu ứng tốt trong việc nhân rộng và phát triển mô hình sản xuất xoài theo hướng an toàn tại địa phương
Người tiên phong đó là chị Nguyễn Thị Thanh (47 tuổi, ở thôn Mai Lâm, xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Đến nay, sau gần 20 năm, mô hình này đã thành công, vừa mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình, vừa tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu.
Ngành chăn nuôi Việt Nam đầu vào đã không tự chủ được và ngày càng bị lấn át bởi các doanh nghiệp từ Trung Quốc, Thái Lan, đầu ra cũng bị cạnh tranh khốc liệt, không có thế mạnh xuất khẩu mà chỉ tiêu thụ trong nước, TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện VEPR nhận xét.