Quảng Nam Giao Khoán Nhóm Hộ Bảo Vệ Rừng
Ngày 11/2, UBND tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt Phương án hỗ trợ kinh phí giao khoán rừng đến nhóm hộ thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2014.
Theo đó diện tích giao khoán rừng 80.061ha/245 nhóm hộ/3.862 hộ. Đơn vị thực hiện giao khoán rừng gồm có các ban quản lý rừng phòng hộ: Đăk Mi, Sông Tranh, Bắc Sông Bung, Nam Sông Bung; Khu Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh, Vườn Quốc gia Bạch Mã và các Hạt kiểm lâm: Bắc Trà My, Đại Lộc.
Tổng số tiền chi trả hỗ trợ giao khoán rừng hơn 1,2 tỷ đồng, chi từ nguồn kinh phí hoạt động (10%) của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh.
Để tổ chức thực hiện, UBND tỉnh giao Sở NN-PTNT chủ trì, phối hợp với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Nam triển khai việc hỗ trợ kinh phí giao khoán rừng theo chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đúng quy định hiện hành.
Có thể bạn quan tâm
Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Chile (INIA) cho biết đang hỗ trợ Việt Nam trồng cây diêm mạch, loại lương thực được mệnh danh là "hạt vàng" bởi giá trị dinh dưỡng cao.
Giá cam sành tăng cao, người trồng thắng đậm, nhiều nhà vườn trồng chuyên canh cây cam sành ở các xã: An Phú Tân, Hoà Tân, Tam Ngãi, Thông Hòa… huyện Cầu Kè (Trà Vinh) trở thành tỷ phú. Chính sự hấp dẫn này khiến nhiều người ở huyện Cầu Kè đang “đổ xô” lên liếp trên ruộng trồng lúa, phá bỏ vườn cây trái để trồng cam sành.
Mỗi sáng, trước lúc lùa vịt ra đồng cho ăn, chủ vịt thường chuẩn bị sẵn các thứ: cờ, bình nước, hộp cơm, bì thuốc lá, nếu “đã” hơn thì có thêm chiếc radio cà tàng.
Trong bối cảnh người chăn nuôi điêu đứng vì dịch bệnh, giá bán thấp, thua lỗ triền miên thì ở nhiều địa phương xuất hiện một số mô hình chăn nuôi mới cho năng suất, hiệu quả cao.
Nuôi trồng thủy sản vốn đã có từ lâu ở mỗi ao, hồ nuôi của người nông dân xã Minh Dân (Hàm Yên - Tuyên Quang). Tuy nhiên, nuôi trồng thủy sản theo hướng hàng hóa, đảm bảo an toàn là một vấn đề mới mà Minh Dân vừa triển khai thực hiện thành công, mở ra một hướng đi mới cho nghề nuôi thủy sản ở xã này…