Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu Tiền Tỷ Từ Nuôi Ong Lấy Mật

Thu Tiền Tỷ Từ Nuôi Ong Lấy Mật
Ngày đăng: 02/02/2015

Khởi nghiệp từ vốn vay mượn, anh Giang Văn Dương (22 tuổi), ngụ ấp 3, xã Đồng Tâm (Đồng Phú - Bình Phước) đã mạnh dạn đầu tư 1,5 tỷ đồng mở trang trại nuôi ong lấy mật. Đến nay, anh Dương đã có 1.000 thùng ong cho thu khoảng 1,5 tỷ đồng mỗi năm.

Anh Dương kể: “Năm 2004, tôi nuôi thử 50 đàn ong đặt dưới gốc điều. Lúc đầu, tôi chỉ vừa nuôi vừa học hỏi kinh nghiệm. Sau khi đã nắm vững kỹ thuật, nhận thấy nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả kinh tế cao nên tôi dùng hết số tiền tích góp và vay thêm ngân hàng 900 triệu đồng để phát triển lên 1.000 thùng ong”.
Có được đàn ong như hiện tại, anh Dương đã dành nhiều thời gian đọc sách hướng dẫn cách chăm sóc ong, đồng thời đến các gia đình nuôi ong trong vùng để học hỏi kinh nghiệm thực tế. Anh cho biết: “Nghề nuôi ong cũng lắm công phu, đòi hỏi người nuôi phải kiên trì, tỉ mỉ, chịu khó và nắm rõ đặc tính của ong như: đi lại, ăn uống, xây tổ, chia đàn; am hiểu về các loài hoa, mùa hoa nở; mùa ong đi lấy mật để nâng cao sản lượng và chất lượng.
Ngoài ra, bắt đúng bệnh của ong cũng rất quan trọng. Để phòng ngừa, cứ 2 tháng anh Dương dùng miếng xốp có thấm nước axít + thuốc chí đặt vào mỗi thùng ong giúp hạn chế mầm bệnh lây lan và tăng tốc độ sinh trưởng”.
Để có đàn ong khỏe, hút được nhiều mật, người nuôi phải thường xuyên luân chuyển ong đến nhiều vùng khác nhau. Vào tháng 2, anh Dương đưa ong lên các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk để hút hoa cà phê. Tháng 3 anh lại đưa ong về Bắc Giang đón vụ hoa vải, sau đó chuyển về Hưng Yên nhận hoa mùa nhãn...
Việc di chuyển ong phải vào ban đêm. Vì thời gian này ong về tổ ngủ, không bị phân đàn và chết do ảnh hưởng thời tiết. Cứ như thế, đàn ong của anh cho mật liên tục, có đến 4 vụ thu hoạch/năm. Hiện giá bán là 80 ngàn đồng/lít mật, với 1.000 thùng ong, trung bình mỗi năm gia đình anh Dương thu khoảng 40 tấn mật, trị giá 1,5 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 3 lao động ở mức thu nhập từ 4 - 5 triệu đồng/người/tháng.
Anh Dương cho hay: “Sau tết Nguyên đán, thời tiết ấm áp cần chuẩn bị cho ong xây tổ, tạo đàn. Đến cuối tháng 2 phải kết thúc việc chia đàn và khoảng cuối tháng 3 đến tháng 5 bắt đầu quay mật”.
Cách gia đình anh Dương không xa là gia đình anh Trần Thế Huy (42 tuổi) từ nghèo khó, nhờ nuôi ong mà cuộc sống gia đình đã khá lên. Chỉ với 240 thùng, trung bình 1 năm anh thu về trên 400 triệu đồng. Anh cho biết: “Nghề này vất vả hơn so với nhiều nghề khác. Nuôi ong số lượng lớn để làm giàu thì càng khó. Điều thuận lợi cho nghề nuôi ong là Tây Nguyên có cà phê, vùng Đông Nam bộ có cây ăn trái là nguồn hoa dồi dào cho ong khai thác. Bình Phước có khí hậu ấm không ảnh hưởng đến quá trình phát triển của ong”.
Để ổn định đầu ra, anh Dương, anh Huy và một số hộ khác trong vùng hợp tác với Công ty ong Đắk Lắk để tiêu thụ mật. Nhờ đó mà sản phẩm làm ra đến đâu được tiêu thụ đến đó, giúp người nuôi không phải lo lắng nhiều về vấn đề cung - cầu.


Có thể bạn quan tâm

Gần 1.500ha lúa mùa bị thiếu nước Gần 1.500ha lúa mùa bị thiếu nước

Vụ mùa năm 2015 toàn tỉnh đã gieo cấy được 31.770ha lúa đạt 97,5% diện tích kế hoạch. Theo báo cáo của các địa phương và qua kiểm tra của Sở Nông nghiệp và PTNT hiện nay toàn tỉnh có gần 1.500ha lúa đã cấy bị thiếu nước, trong đó tập trung tại các huyện: Đoan Hùng 356ha; Hạ Hòa 814ha; Thanh Ba 77ha; Yên Lập 70,5ha; Cẩm Khê 63ha; Tân Sơn 116ha.

29/07/2015
Bảo tồn giống cây trồng, vật nuôi bản địa cần nhiều giải pháp Bảo tồn giống cây trồng, vật nuôi bản địa cần nhiều giải pháp

Bảo tồn cây trồng, vật nuôi bản địa là một trong những nhiệm vụ cần thiết để giữ gìn các nguồn gen đặc trưng này trước nguy cơ suy giảm, thoái hóa. Tuy nhiên, để công tác bảo tồn phát huy hiệu quả, thì câu chuyện “hậu” bảo tồn cũng cần được chú trọng để không lãng phí nguồn gen quý.

29/07/2015
Gia Lai có 689 ha cà phê bị bệnh rụng quả Gia Lai có 689 ha cà phê bị bệnh rụng quả

Theo thông tin từ Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Gia Lai, thời gian qua, các vùng trồng cà phê trong tỉnh đã xuất hiện bệnh rụng quả cà phê làm ảnh hưởng đến sản lượng của vụ thu hoạch tới.

29/07/2015
Đắk Nông cứu cây cao su! Đắk Nông cứu cây cao su!

Thời gian gần đây, tình trạng nông dân tự phát chặt bỏ cây cao su đã diễn ra trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, với diện tích lên đến hàng ngàn ha thật sự là vấn đề đặt ra đối với các nhà quản lý, đặc biệt là ngành Nông nghiệp.

29/07/2015
Chọn hướng đi phù hợp cho cây trồng biến đổi gien Chọn hướng đi phù hợp cho cây trồng biến đổi gien

Trước áp lực gia tăng dân số, diện tích đất sản xuất nông nghiệp thu hẹp, biến đổi khí hậu, nhiều quốc gia trên thế giới đưa cây trồng biến đổi gien (CTBĐG) vào sản xuất. Thực tế cho thấy, các nước đi đầu trong nghiên cứu và ứng dụng CTBĐG đã thu lợi rất lớn so với các nước khác.

29/07/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.