Thu nhập vài trăm triệu đồng nhờ táo hồng

Bước vào tháng 8 khi những cơn mưa nặng hạt bắt đầu chuyển mùa thì cũng là lúc bà con nông dân ở huyện Phong Điền (Cần Thơ) bắt đầu tất tả bước vào vụ thu hoạch táo.
Phong Điền vốn là vựa trái cây đặc sản của Cần Thơ, người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề làm vườn mà chủ yếu là cây ăn trái. Nếu như dâu hạ châu và măng cụt là hai loại trái chủ đạo cho thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng thì cây táo (vốn không phải là đặc sản) nhưng lại cho thu nhập chẳng kém cạnh gì.
Ông Nguyễn Văn Phú ở ấp Nhơn Phú, xã Nhơn Nghĩa, cho biết nhà ông có 6 công trồng táo, trong đó khoảng 1 công táo có tuổi đời 20 năm tuổi, còn lại cũng từ 5 – 10 năm. Hầu hết là táo hồng trái tròn, to, khi chín có màu vàng tươi, vị ngọt, không chát giá cao hơn táo thường.
Cứ trung bình một cây táo trưởng thành ( trồng khoảng 4 năm trở lên) sẽ cho năng suất mỗi cây từ 40 – 50 kg trái, các cây nhỏ còn lại thì mỗi cây khoảng 30 kg. Cứ mỗi công nhà ông trồng độ chừng 100 gốc táo, mỗi lần thu hoạch 3 tấn/ công, sau khi trừ chi phí, thu nhập mỗi công của ông cũng từ 30- 40 triệu đồng, tính ra 6 công mỗi vụ đem về cho ông không dưới 200 triệu đồng.
Táo được bán lẻ ven đường
Ngoài táo hồng thì táo đào tiên và giống táo thường vẫn được bà con trồng xen kẽ chen lẫn với táo hồng. Hiện đang bước vào đầu vụ, giá táo bán lẻ là từ 15.000- 16.000 đồng/ kg, bán cho thương lái là 10.000 đồng/kg.
Có thể bạn quan tâm

Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tiếp tục định hướng chuyển dần phương thức chăn nuôi của Việt Nam từ nông hộ sang trang trại.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát nhấn mạnh: Ngành khuyến nông phải tăng cường phối hợp với các doanh nghiệp để xây dựng mô hình liên kết sản xuất – tiêu thụ sản phẩm.

Phú Yên có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển khai thác thủy sản. Hiện tại toàn tỉnh có khoảng 6.139 chiếc tàu thuyền, với tổng công suất 302.511CV. Trong đó tàu thuyền có công suất từ 90CV trở lên là 1.033 chiếc, còn lại có công suất dưới 90CV hoạt động khai thác ở vùng lộng và gần bờ.

Bà Mai Kim Thi, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc Sở NN-PTNT, cho biết: Đến nay, đơn vị đã phối hợp với Đài Thông tin Duyên hải Quy Nhơn tiến hành lắp đặt 238 thiết bị công nghệ Movimar (còn gọi là thiết bị quan sát tài cá qua vệ tinh) cho các tàu cá khai thác xa bờ trên địa bàn toàn tỉnh Bình Định.

Kể từ khi phong trào nuôi tôm công nghiệp tự phát tăng cao, nhu cầu về điện phục vụ sản xuất và thắp sáng “nóng” lên hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, tình trạng sử dụng điện không an toàn đang là vấn đề đáng báo động.