Thu nhập vài trăm triệu đồng nhờ táo hồng

Bước vào tháng 8 khi những cơn mưa nặng hạt bắt đầu chuyển mùa thì cũng là lúc bà con nông dân ở huyện Phong Điền (Cần Thơ) bắt đầu tất tả bước vào vụ thu hoạch táo.
Phong Điền vốn là vựa trái cây đặc sản của Cần Thơ, người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề làm vườn mà chủ yếu là cây ăn trái. Nếu như dâu hạ châu và măng cụt là hai loại trái chủ đạo cho thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng thì cây táo (vốn không phải là đặc sản) nhưng lại cho thu nhập chẳng kém cạnh gì.
Ông Nguyễn Văn Phú ở ấp Nhơn Phú, xã Nhơn Nghĩa, cho biết nhà ông có 6 công trồng táo, trong đó khoảng 1 công táo có tuổi đời 20 năm tuổi, còn lại cũng từ 5 – 10 năm. Hầu hết là táo hồng trái tròn, to, khi chín có màu vàng tươi, vị ngọt, không chát giá cao hơn táo thường.
Cứ trung bình một cây táo trưởng thành ( trồng khoảng 4 năm trở lên) sẽ cho năng suất mỗi cây từ 40 – 50 kg trái, các cây nhỏ còn lại thì mỗi cây khoảng 30 kg. Cứ mỗi công nhà ông trồng độ chừng 100 gốc táo, mỗi lần thu hoạch 3 tấn/ công, sau khi trừ chi phí, thu nhập mỗi công của ông cũng từ 30- 40 triệu đồng, tính ra 6 công mỗi vụ đem về cho ông không dưới 200 triệu đồng.
Táo được bán lẻ ven đường
Ngoài táo hồng thì táo đào tiên và giống táo thường vẫn được bà con trồng xen kẽ chen lẫn với táo hồng. Hiện đang bước vào đầu vụ, giá táo bán lẻ là từ 15.000- 16.000 đồng/ kg, bán cho thương lái là 10.000 đồng/kg.
Related news

Trong những năm qua, cây hành chăm đã được người dân ở huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) lựa chọn đưa vào trồng trên đất khô hạn, thiếu nước.

Thị trường cao su thiên nhiên vừa qua đã ghi nhận sự giảm giá liên tục, đặc biệt là những tháng cuối năm 2011 và kéo dài đến đầu năm 2012. Các chuyên gia dự đoán năm nay sẽ là một năm đầy khó khăn đối với ngành xuất khẩu cao su Việt Nam. Theo Hiệp hội Cao Su Việt Nam, cần tiến hành nhanh đồng bộ nhiều biện pháp để tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu cao su năm 2012.

Tốt nghiệp ĐH Nông lâm Huế, Hồ Văn Quân trở lại ngay chính quê hương ở xã Hồng Thủy (H.A Lưới, Thừa Thiên - Huế) để trồng rừng và trồng chuối. Bây giờ anh đã có trong tay 100 ha rừng và 10 ha chuối, mỗi năm thu hoạch hàng trăm triệu đồng.

Gia Lai có 77.500 ha cà phê, trong số diện tích cà phê già cỗi cần cải tạo và tái canh chiếm khoảng 36%, phần lớn của dân. Trên thực tế thời gian qua, chương trình tái canh gặp nhiều khó khăn, nhất là vấn đề về vốn và kỹ thuật.

Thông qua mô hình Hợp tác xã (HTX), hộ nông dân sản xuất manh mún, nhỏ lẻ sẽ góp đất lại để tích tụ thành cánh đồng mẫu lớn, tạo ra thị trường nông sản quy mô lớn...