Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

VietGAP thủy sản sắp được công nhận rộng rãi

VietGAP thủy sản sắp được công nhận rộng rãi
Ngày đăng: 19/11/2015

Quang cảnh hội thảo về VietGAP thủy sản chiều 17.11 tại Cần Thơ

Phát biểu tại hội thảo “Bàn giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng VietGAP trong nuôi trồng thủy sản” tổ chức tại Cần Thơ chiều 17.11, ông Nguyễn Huy Điền cho biết Tổng cục Thủy sản đặt mục tiêu sớm thực hiện công tác hài hòa, công nhận tiêu chuẩn lẫn nhau giữa VietGAP với các tiêu chuẩn quốc tế như GlobalGAP, ASC, BAP và tham gia chương trình GSSI.

Việc làm này nhằm giảm thiểu chi phí chứng nhận cho cơ sở nuôi trồng thủy sản.

Ngoài ra, việc đạt nhiều tiêu chuẩn khác nhau cũng khẳng định vai trò, vị thế của VietGAP về sản xuất thực hành nuôi trồng thủy sản tốt của Việt Nam.

“Tổ chức Lương nông Thế giới (FAO) là đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ này.

FAO đã hợp đồng với GSSI xây dựng các cơ chế, quy chế và các công cụ so sánh giữa các tiêu chuẩn với nhau.

Nếu không có gì thay đổi, vào cuối năm nay, FAO sẽ đưa ra công cụ hoàn chỉnh.

Công cụ này sẽ là cơ sở thuận lợi cho việc so sánh giữa các tiêu chí, tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP) với nhau,” ông Điền nói.

Theo ông Điền, để đồng bộ tiêu chuẩn VietGAP với nhiều bộ tiểu chuẩn quốc tế và tham gia GSSI, Tổng cục Thủy sản đã ký biên bản ghi nhớ với tất cả các tổ chức này để lập bản đồ so sánh đối chiếu, đánh giá và công nhận hài hòa lẫn nhau.

Riêng với lĩnh vực cá tra, theo ông Võ Hùng Dũng, Tổng thư ký Hiệp hội Cá tra, do chưa hài hòa tiêu chuẩn quốc tế nên cá tra Việt Nam đang chịu sự ràng buộc của chín bộ tiêu chuẩn về nuôi trồng thủy sản bền vững quốc tế do các tổ chức phi chính phủ đặt ra mặc dù đều theo tiêu chuẩn của FAO về bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, bảo đảm sức khỏe động vật và an sinh xã hội.

“Do vậy người nuôi cá tra gặp khó khăn trong việc định hướng áp dụng tiêu chuẩn nào có hiệu quả.

Mặc khác, việc thực hiện cùng lúc các tiêu chuẩn sẽ gây tốn kém nhiều cho người nuôi,” ông Dũng nói.

Theo Tổng cục Thủy sản, từ năm 2013 đến cuối tháng 10-2015, cả nước có 75 cơ sở nuôi trồng thủy sản được chứng nhận VietGAP trên tổng diện tích hơn 686 hecta.

Trong đó nhiều nhất là 42 cơ sở nuôi cá tra, diện tích 361 hecta, 23 cơ sở nuôi tôm thẻ chân trắng (233 hecta), còn lại là các cơ sở nuôi tôm sú, cá rô phi, tôm càng xanh…


Có thể bạn quan tâm

Tháo gỡ khó khăn trong xuất khẩu chuối ở Quảng Trị Tháo gỡ khó khăn trong xuất khẩu chuối ở Quảng Trị

Những ngày qua, nhiều tiểu thương làm nghề thu mua chuối xuất khẩu tại huyện Hướng Hóa bị thu phí quá cao khi làm thủ tục thông quan qua nước bạn Lào tại cặp cửa khẩu quốc tế Lao Bảo - Đen Sa Vẳn, gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm chuối trên địa bàn.

11/10/2015
Thử nghiệm một số cây ăn quả trên đất đã trồng cam, quýt Thử nghiệm một số cây ăn quả trên đất đã trồng cam, quýt

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Khuyến lâm tỉnh Bắc Kạn tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thử nghiệm một số cây ăn quả trên đất đã trồng cam quýt tại xã Quang Thuận.

11/10/2015
Thành phố Tuyên Quang khuyến khích phát triển vùng cây ăn quả Thành phố Tuyên Quang khuyến khích phát triển vùng cây ăn quả

Những năm trở lại đây, phát triển cây ăn quả đã mang lại thu nhập khá cao cho người dân vùng ven thành phố Tuyên Quang. Để phát huy lợi thế này, thành phố đã chú trọng định hướng phát triển cho từng vùng gắn với quy hoạch chung của thành phố.

11/10/2015
Chọn giống ngắn ngày sản xuất mang lại hiệu quả cao Chọn giống ngắn ngày sản xuất mang lại hiệu quả cao

Thăm vườn đu đủ Thái Lan đang cho trái khá nhiều của gia đình ông Nguyễn Văn Nuôi ở khu Dốc Gáo, thôn Phú Hòa, xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận, chúng tôi ngạc nhiên trước cách làm khá hiệu quả của gia đình ông.

11/10/2015
Trồng bưởi da xanh lãi hơn 200 triệu đồng/ha Trồng bưởi da xanh lãi hơn 200 triệu đồng/ha

Theo Trạm Khuyến nông huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), đến nay toàn huyện có hơn 20 ha bưởi da xanh trồng được 4 năm, tập trung tại xã Hồng Giang, Tân Quang.

11/10/2015