Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phòng trị bệnh thán thư trên cây tiêu

Phòng trị bệnh thán thư trên cây tiêu
Ngày đăng: 19/11/2015

Bộ phận cây bị hại chủ yếu là lá non, cành non, nụ hoa.

Trên lá non, bệnh làm đầu lá bị khô đen.

Cành non bị bệnh thì vỏ cành có màu nâu đen.

Nụ hoa bị bệnh có màu nâu đen và dễ bị rụng.

Bệnh thường phát sinh phát triển trong điều kiện mùa mưa ẩm ướt, ẩm độ không khí cao, cây trong thời kỳ ra lộc, ra nụ; vườn tiêu đầu tư chăm sóc không thích hợp: bón phân không đầy đủ, cân đối và kịp thời, bón nhiều phân đạm, cây che bóng và cây choái sống quá rậm rạp làm vườn thiếu ánh sáng và ẩm ướt; hệ thống thoát nước vườn cây không tốt.

Biện pháp phòng trừ: Trước khi vào vụ mới cần cắt tỉa bớt cành tán cây che bóng và cây choái sống, vệ sinh vườn tiêu, thoát nước, dọn hết cỏ và các tàn dư thực vật đem tiêu hủy, cắt các dây tiêu bị sâu bệnh, dây trong khung tán lá, dây lươn, làm cho tán lá thông thoáng để tăng cường quang hợp, giảm thấp ẩm độ trong vườn.

Bón phân đầy đủ, bón cân đối các loại phân NPK, bón lót nhiều phân chuồng hoặc phân hữu cơ hoai mục, tăng cường một số vi lượng bằng cách phun phân bón qua lá POLYFEED 15-15-20 vào giai đoạn trước khi cây ra nụ để kích thích cây ra hoa, tăng cường khả năng chống bệnh.

Ở giai đoạn cây ra chồi và nụ non, nếu gặp điều kiện thời tiết ẩm độ cao thì cần phun thuốc THIO-M 500SC, liều lượng pha 250 ml thuốc/100 lít nước để phòng ngừa bệnh, phun ướt đều tán cây.

Khi bệnh chớm xuất hiện thì phun thuốc THIO-M 500SC hai lần liên tiếp, lần 2 cách lần một từ 7-10 ngày.


Có thể bạn quan tâm

Tìm Hướng Gỡ Khó Cho Con Cá Tra Tìm Hướng Gỡ Khó Cho Con Cá Tra

Thời gian qua, nhu cầu thị trường thế giới sụt giảm do biến động kinh tế đã làm ảnh hưởng đến nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có con cá tra. Thêm vào đó, đợt xét thuế chống bán phá giá lần thứ 8 của Bộ Công Thương Mỹ làm cho "đầu ra" của con cá tra đã khó lại càng thêm khó.

02/05/2013
Cây Đậu Phụng Trên Đất Bình Thuận Cây Đậu Phụng Trên Đất Bình Thuận

Với đặc điểm thổ nhưỡng đất cát bạc màu, thiếu nước tưới, ngoài một số ít diện tích chủ động nước sản xuất lúa, đất nông nghiệp ở xã Bình Thuận (huyện Tây Sơn) chỉ phù hợp với cây mì; song trồng mì thời gian dài làm cho đất nghèo dinh dưỡng, hiệu quả không cao. Trong điều kiện như vậy, những năm gần đây người dân chuyển sang trồng cây đậu phụng và điều đó đã giúp họ tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.

02/05/2013
Người Nuôi Tôm Bỏ Vụ Vì Dịch Bệnh Ở Huế Người Nuôi Tôm Bỏ Vụ Vì Dịch Bệnh Ở Huế

Tuy đã vào mùa vụ thả nuôi tôm mới, nhưng cho đến nay tình hình dịch bệnh, nắng nóng vẫn chưa được cải thiện đã tạo nên tâm lý lo ngại của các hộ nuôi.

03/05/2013
Khuyến Khích Nông Dân Trữ Lúa Giống Theo Kỹ Thuật Mới Khuyến Khích Nông Dân Trữ Lúa Giống Theo Kỹ Thuật Mới

Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) khuyến khích nông dân trong vùng áp dụng phương pháp sử dụng túi yếm khí để trữ lúa giống, vì bảo đảm chất lượng, tỷ lệ nảy mầm cao. Cách bảo quản rất đơn giản: Sau khi thu hoạch lúa, phơi sấy khô đúng thời gian, nông dân nên dùng túi nhựa PE (còn gọi là túi ni lông yếm khí) có kích cỡ bằng các bao phân bón (loại 50 kg, đang được bán phổ biến trên thị trường) để đựng lúa giống.

03/05/2013
Dưa Hấu Xen Vụ Rau Màu Giúp Thoát Nghèo Ở Bến Tre Dưa Hấu Xen Vụ Rau Màu Giúp Thoát Nghèo Ở Bến Tre

Từ năm 2006, nông dân xã Thừa Đức (Bình Đại - Bến Tre) được Chi cục Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện mô hình “trồng dưa hấu trải bạt” trên đất giồng cát, thu hoạch đạt năng suất cao. Trong vài năm trở lại đây, nông dân trúng lớn nhờ áp dụng mô hình “dưa hấu trải bạt” xen vụ các loại rau màu trên đất giồng cát.

03/05/2013