Thu Nhập Hàng Chục Triệu Đồng Mỗi Tháng Từ Sứa Biển
Trừ chi phí hoạt động và lương cho khoảng 20 nhân công, mỗi tháng gia đình chị Nguyễn Thị Thiếc (Gio Linh, Quảng Trị) thu nhập 50 triệu đồng từ nghề chế biến và đóng gói sứa biển.
Từng làm nghề buôn cá và hải sản nhưng thu nhập không đủ trang trải cuộc sống, vài năm trước, chị Nguyễn Thị Thiếc (xã Gio Việt, huyện Gio Linh) chuyển sang làm tiếp thị sản phẩm sứa đóng gói cho một doanh nghiệp ở Thái Bình. Sau nhiều năm, chị quyết định thôi việc để tự mở cơ sở tư.
"Tôi tự hỏi tại sao quê mình có nghề khai thác sứa, sẵn nguồn nguyên liệu mà phải đi bán thuê cho nơi khác", chủ cơ sở sản xuất sứa đóng gói tại Gio Việt chia sẻ về quyết định thay đổi công việc của mình vào năm 2013. Số tiền đầu tư ban đầu lên tới một tỷ đồng nên chị vay ngân hàng thêm 300 triệu đồng từ ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thông (Agribank) huyện Giao Linh, cùng với số tiền tích cóp rồi mở cơ sở ngay tại xã.
Sau một năm hoạt động, chị Nguyễn Thị Thiếc đã có 2 cơ sở (một chế biến, một đóng gói) với hơn 20 nhân công. Trong đó, công đoạn đóng gói có 6 người làm, chế biến sứa tươi có 15 người, trả lương từ 4-5 triệu đồng mỗi tháng. Mỗi ngày cơ sở của chị cung cấp ra thị trường từ 500-700 gói với giá 15.000 đồng mỗi sản phẩm. Trung bình một tháng với doanh thu 300 triệu đồng, gia đình chị có thể thu nhập ròng 50 triệu.
"Những khi ở địa phương có lễ lạt, cưới hỏi thì bán tốt hơn, một ngày có thể tiêu thụ tới 2.000 gói", chị chia sẻ. Ngoài thị trường chính trải từ Quảng Bình đến Huế, cơ sở còn xuất sứa đóng túi đi các tỉnh thành khác trên cả nước. "Tôi tính mở thêm đại lý ở Hà Nội hoặc TP HCM".
Nguyên liệu đầu vào được mua trực tiếp từ ngư dân địa phương với giá 1.500 đồng mỗi kg sứa tươi. Cứ 10kg như vậy sẽ cho ra một kg sứa thành phẩm. Để có được một sản phẩm là quá trình chế biến kéo dài cả tháng trời. Sau khi thu mua, sứa sẽ được cắt làm 2 phần chân và mình. Chân sứa sẽ được thái nhỏ (khoảng 10cm) thủ công, còn thân (phần mũ) được đưa vào máy cắt sợi nhỏ.
Tất cả sau đó được bỏ vào để quấy, rửa sạch rồi bỏ bể ngâm nước muối mặn từ 15-30 ngày để khử độc và làm chín trước khi được chuyển sang một bể ngâm khác cho bớt mặn. Cuối cùng, sứa được đóng gói vào các túi 300gr hoặc 400gr có chứa sẵn nước ngọt (nước lọc).
Sứa biển có mùa sinh sản kéo dài từ tháng giêng tới tháng 4 âm lịch hàng năm, sinh sống gần bờ nên dễ khai thác, ít tốn kinh phí mà hiệu quả lại cao. Mỗi chuyến ra khơi kéo dài chưa đến một ngày, sau khi trừ mọi chi phí, ngư dân còn lãi từ một đến 2 triệu đồng.
Trước đây các thương lái thu mua sứa theo đầu con nên giá trị không cao. Từ khi chuyển sang cách tính theo kg thì thu nhập của ngư dân được cải thiện. Nhờ tích nước trong người nên sứa biển rất nặng, trung bình 15-20kg mỗi con, đặc biệt con lớn có thể tới 50kg hoặc 60 kg.
Có thể bạn quan tâm
Là một trong những người đầu tiên đưa giống ổi Đài Loan về trồng trên địa bàn xã vào năm 2011. Anh Lê Văn Luông, ngụ ấp 2 – xã Vĩnh Xương cho biết: thấy nhiều hộ nông dân ở các xã lân cận trồng ổi cho thu nhập khá cao, nhận thấy đây là loại cây dễ trồng và phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương mình, anh đã tìm mua 200 cây giống ổi Lê Đài Loan về trồng trên 3.000 m2 đất nhà.
Thực tế, từ trước Tết Nguyên đán, giá lúa đông xuân ở ĐBSCL có xu hướng giảm. Sau đó, đã tăng nhẹ ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương mua tạm trữ 1 triệu tấn. Trong những ngày qua, hệ thống thương lái đã triển khai mua lúa hàng hóa của nông dân khá đông ở các địa phương, như: Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long… Theo đó, giá lúa được thương lái mua tại ruộng dao động từ mức 4.200 - 4.600 đồng/kg (tùy theo loại), tăng khoảng 200 - 300 đồng/kg so với trước Tết Nguyên đán.
Đặc biệt với nghề khai thác cá ngừ, tại các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên và Bình Định đã phát triển, trở thành nơi sản xuất và xuất khẩu chính ở khu vực miền Trung và cả nước. Đã có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến liên hệ và đặt vấn đề liên kết để khai thác, chế biến cá ngừ xuất khẩu với quy mô lớn.
Theo người dân nuôi nghêu ở xã Cẩm Lĩnh, thị trấn Thiên Cầm (huyện Cẩm Xuyên) và xã Kỳ Hà, Kỳ Ninh (huyện Kỳ Anh), hiện tượng nghêu chết ở vùng này bắt đầu xuất hiện từ ngày 19-2 (tức mùng 1 Tết Nguyên đán), mặc dù đã sử dụng nhiều biện pháp nhằm để cứu nghêu, nhưng không có hiệu quả.
Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, trong tháng 2 năm 2015, tổng sản lượng thủy sản đạt 381 nghìn tấn, tăng 2,9% so với cùng kỳ, đưa tổng sản lượng thủy sản 2 tháng đầu năm đạt 793.000 tấn, tăng 3,2% so cùng kỳ năm trước; trong đó, sản lượng khai thác là 436.000 tấn, tăng 4,1%, nuôi trồng 331.000 tấn, tăng 2,3%.