Thu Nhập Hàng Chục Triệu Đồng Mỗi Tháng Từ Sứa Biển
Trừ chi phí hoạt động và lương cho khoảng 20 nhân công, mỗi tháng gia đình chị Nguyễn Thị Thiếc (Gio Linh, Quảng Trị) thu nhập 50 triệu đồng từ nghề chế biến và đóng gói sứa biển.
Từng làm nghề buôn cá và hải sản nhưng thu nhập không đủ trang trải cuộc sống, vài năm trước, chị Nguyễn Thị Thiếc (xã Gio Việt, huyện Gio Linh) chuyển sang làm tiếp thị sản phẩm sứa đóng gói cho một doanh nghiệp ở Thái Bình. Sau nhiều năm, chị quyết định thôi việc để tự mở cơ sở tư.
"Tôi tự hỏi tại sao quê mình có nghề khai thác sứa, sẵn nguồn nguyên liệu mà phải đi bán thuê cho nơi khác", chủ cơ sở sản xuất sứa đóng gói tại Gio Việt chia sẻ về quyết định thay đổi công việc của mình vào năm 2013. Số tiền đầu tư ban đầu lên tới một tỷ đồng nên chị vay ngân hàng thêm 300 triệu đồng từ ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thông (Agribank) huyện Giao Linh, cùng với số tiền tích cóp rồi mở cơ sở ngay tại xã.
Sau một năm hoạt động, chị Nguyễn Thị Thiếc đã có 2 cơ sở (một chế biến, một đóng gói) với hơn 20 nhân công. Trong đó, công đoạn đóng gói có 6 người làm, chế biến sứa tươi có 15 người, trả lương từ 4-5 triệu đồng mỗi tháng. Mỗi ngày cơ sở của chị cung cấp ra thị trường từ 500-700 gói với giá 15.000 đồng mỗi sản phẩm. Trung bình một tháng với doanh thu 300 triệu đồng, gia đình chị có thể thu nhập ròng 50 triệu.
"Những khi ở địa phương có lễ lạt, cưới hỏi thì bán tốt hơn, một ngày có thể tiêu thụ tới 2.000 gói", chị chia sẻ. Ngoài thị trường chính trải từ Quảng Bình đến Huế, cơ sở còn xuất sứa đóng túi đi các tỉnh thành khác trên cả nước. "Tôi tính mở thêm đại lý ở Hà Nội hoặc TP HCM".
Nguyên liệu đầu vào được mua trực tiếp từ ngư dân địa phương với giá 1.500 đồng mỗi kg sứa tươi. Cứ 10kg như vậy sẽ cho ra một kg sứa thành phẩm. Để có được một sản phẩm là quá trình chế biến kéo dài cả tháng trời. Sau khi thu mua, sứa sẽ được cắt làm 2 phần chân và mình. Chân sứa sẽ được thái nhỏ (khoảng 10cm) thủ công, còn thân (phần mũ) được đưa vào máy cắt sợi nhỏ.
Tất cả sau đó được bỏ vào để quấy, rửa sạch rồi bỏ bể ngâm nước muối mặn từ 15-30 ngày để khử độc và làm chín trước khi được chuyển sang một bể ngâm khác cho bớt mặn. Cuối cùng, sứa được đóng gói vào các túi 300gr hoặc 400gr có chứa sẵn nước ngọt (nước lọc).
Sứa biển có mùa sinh sản kéo dài từ tháng giêng tới tháng 4 âm lịch hàng năm, sinh sống gần bờ nên dễ khai thác, ít tốn kinh phí mà hiệu quả lại cao. Mỗi chuyến ra khơi kéo dài chưa đến một ngày, sau khi trừ mọi chi phí, ngư dân còn lãi từ một đến 2 triệu đồng.
Trước đây các thương lái thu mua sứa theo đầu con nên giá trị không cao. Từ khi chuyển sang cách tính theo kg thì thu nhập của ngư dân được cải thiện. Nhờ tích nước trong người nên sứa biển rất nặng, trung bình 15-20kg mỗi con, đặc biệt con lớn có thể tới 50kg hoặc 60 kg.
Related news
Nhiều người dân ở xã Hiếu, huyện Kon Plông (Kon Tum) đang quên thời gian, ăn ngủ cùng với những con cá tầm quý giá. Theo giá thị trường hiện nay, mỗi ký trứng cá tầm giá trên dưới 30 triệu đồng. Và với môi trường thiên nhiên thích hợp, Kon Plông là một trong rất ít nơi ở Việt Nam nuôi được cá tầm thương phẩm
Hiện nay trên trà lúa vụ Hè thu 2011 đang giai đoạn đòng- trổ bông đang bị rầy nâu- rầy lưng trắng, bệnh chết cây lúa phát sinh gây hại. Theo tổng hợp của Chi cục BVTV tỉnh Quảng Ngãi, diện tích nhiễm rầy cả tỉnh đến nay là 763 ha, mật độ trung bình 750- 1500 con/m2, cục bộ nơi cao 3000- 5000 con/m2, rầy đang tuổi 2-3
Ngày 13-8, ông Võ Đăng Ký, Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu cho biết, qua lấy mẫu xét nghiệm, kết luận nguyên nhân cá bống tượng chết trong thời gian qua là do bị ghẻ gây lở loét trên thân và sưng gan
Từ tháng 7 đến nay, tại bãi biển Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, nghêu con (nghêu cám) xuất hiện khá nhiều. Chị Phạm Thị Bích Hoa, Tổ trưởng Tổ hợp tác nuôi nghêu Hiệp Thạnh cho biết, chỉ mới 1 tháng tập trung khai thác nguồn nghêu con này, tổ hợp tác nuôi nghêu đã thu hoạch trên 80 kg, bán được 180 triệu đồng
Phổ biến là cá kèo, cua biển, artemia và cá chẽm. Riêng tại huyện Vĩnh Châu, diện tích nuôi cá kèo khá phát triển. Đến ngày 10/9, địa phương này đã thả nuôi trên 200 ha. Nhiều người thả nuôi nên nhu cầu con giống khá cao. Có thời điểm, giá cá kèo giống đạt trên 07 triệu đồng/kg, cao nhất từ trước đến nay