Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Hướng Đi Mới Ở Phường Yên Thanh (Quảng Ninh)

Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Hướng Đi Mới Ở Phường Yên Thanh (Quảng Ninh)
Ngày đăng: 21/06/2014

Nói tới tôm thẻ chân trắng, nhiều người nghĩ ngay tới một số địa phương có thế mạnh như: Móng Cái, Tiên Yên, Quảng Yên. Nhưng ít ai biết được rằng, ở một nơi không giáp biển, nuôi tôm thẻ chân trắng đang đem lại hiệu quả kinh tế cao, trở thành mô hình điểm để xây dựng thương hiệu tôm này lại là phường Yên Thanh, TP Uông Bí (Quảng Ninh).

Chị Nguyễn Thị Thanh Nga, Chủ tịch Hội Nông dân phường Yên Thanh cho biết: Hiện nay trên địa bàn phường Yên Thanh có tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản 270ha. Trong đó diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng 70ha, với tổng sản lượng ước đạt trên 600 tấn/năm. Hiện trên địa bàn phường có khoảng 40 hộ dân đang nuôi tôm thẻ chân trắng (chiếm 1/2 tổng số hộ nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn xã).

Khảo sát một số mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng, chúng tôi đến nhà anh Nguyễn Văn Tới ở thôn Núi Gạc, một trong hai trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng công nghiệp của phường Yên Thanh. Anh Tới cho biết: Trước đây khu vực này toàn là đầm lầy đã bị bỏ hoang do nước mặn xâm lấn.

Năm 2008, tôi xin phường cho đấu thầu và mua thêm phần ruộng bỏ hoang của một số hộ dân để thực hiện nuôi trồng thuỷ sản. Với tổng diện tích 5ha, tôi đã bắt tay vào cải tạo ngăn đầm, chia nhỏ thành từng ao để nuôi cá, sau 2 vụ không có hiệu quả. Qua tìm hiểu, thấy nhiều nơi người ta nuôi tôm thẻ chân trắng đạt hiệu quả kinh tế cao nên tôi đã đến một số mô hình ở Quảng Yên, Móng Cái, học tập kỹ thuật nuôi.

Sau đó, tôi đã đầu tư hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn trang trại nuôi tôm công nghiệp. Tôi đã đầu tư 2 ao nuôi mới có tổng diện tích 8.000m2, được xây bằng bê tông cuốn, hệ thống cung cấp nước hiện đại, bể tích trữ nước, lắp đặt hệ thống điện, tổng kinh phí trên 1 tỷ đồng.

Khi bước vào nuôi, để hạn chế rủi ro, tôi đã thuê một người có kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng nhiều năm để theo dõi, nắm bắt tình hình. Từ diện tích này, mỗi năm tôi có thể nuôi được 2 vụ, tuỳ thuộc vào thời tiết, thời gian nuôi khoảng trên dưới 90 ngày thì được thu hoạch.

Trung bình trên 1ha diện tích ao nuôi, có thể thu hoạch 4-5 tấn/vụ. Giá 1kg tôm thẻ chân trắng trên thị trường hiện nay khoảng 140.000 đồng/kg. Tôi thấy nuôi tôm thẻ chân trắng có giá trị kinh tế cao so với nuôi nhiều loài thuỷ sản khác nên tôi sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng thêm 5-6 ao nuôi nữa.

Theo những hộ nuôi tôm thì việc nuôi được tôm thẻ chân trắng phụ thuộc cơ bản vào nguồn nước như nguồn nước phải ổn định. Tuy nhiên do điều kiện thuỷ văn nên nồng độ mặn lợ ở đây không đồng đều như ở các vùng nuôi khác nên người nuôi cần phải có kinh nghiệm và kỹ thuật xử lý. Nếu độ mặn không đảm bảo thì sẽ sử lý bằng nhiều cách, có thể cho muối hoà vào nước đánh để tăng độ mặn, hoặc sử dụng vôi để tăng độ pH cho nước.

Do vậy, có thể môi trường nuôi tôm thẻ chân trắng ở phường Yên Thanh không thuận lợi bằng những vùng có độ mặn cao khác nhưng ở môi trường có độ mặn cao sẽ phát sinh nhiều dịch bệnh hơn nước ngọt. Điều này cũng tạo ra sự khác biệt cho con tôm, nếu quan sát kỹ thấy tôm thẻ chân trắng nuôi ở đây có mầu trắng hồng, còn nhiều vùng khác con tôm thường có mầu đậm hơn.

Cũng là một trong những hộ nuôi có hiệu quả kinh tế cao, ông Nguyễn Văn Ký, thôn Núi Gạc, hộ nuôi tôm thẻ chân trắng cho hay: Nhà tôi có 2ha ao đầm, trước đây chủ yếu là nuôi cá nước ngọt, hiệu quả kinh tế không cao. Sau đó tôi chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng thấy hiệu quả kinh tế gấp nhiều lần so với nuôi các loài thuỷ sản khác. Nuôi tôm một năm có thể nuôi tới 2 vụ, có nơi nuôi 3 vụ.

Vụ vừa qua nhà tôi đã thả 50 vạn con trên diện tích 1ha ao nuôi. Hiện nay, tôm đang trong thời gian thu hoạch với sản lượng ước khoảng 3 tấn/ha, trừ chi phí cũng được vài chục triệu đồng. Vì vậy, nuôi tôm thẻ chân trắng đang được nhiều hộ dân đầu tư phát triển.

Được biết, cơ quan chức năng của TP Uông Bí đã tiến hành khảo sát đánh giá việc nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn. Hội Nông dân thành phố cũng phối hợp với Ngân hàng NN&PTNT cho một số hộ vay nguồn vốn ưu đãi để phát triển mô hình.

Trong thời gian tới, Hội sẽ phối hợp với các ngành chức năng mở lớp tập huấn kỹ thuật triển khai mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng cho người dân.


Có thể bạn quan tâm

Tập Trung Quản Lý Chất Lượng Nguyên Liệu Tập Trung Quản Lý Chất Lượng Nguyên Liệu

Hiện Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đang lấy ý kiến cho dự thảo Đề án Quản lý hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu tôm nước lợ khu vực ĐBSCL. ĐTTC đã có cuộc trao đổi với ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), về những nội dung của đề án.

08/10/2014
PNG Đối Mặt Với Sự Đe Dọa Của EU PNG Đối Mặt Với Sự Đe Dọa Của EU

Ủy ban EU đã xác định các vấn đề trong ngắn hạn như thiếu hệ thống chế tài để ngăn chặn, giải quyết, kiểm soát, theo dõi và thực hiện giám sát hoạt động khai thác trên vùng biển PNG.

08/10/2014
Nga Tăng Sử Dụng Thủy Sản Nội Địa Nga Tăng Sử Dụng Thủy Sản Nội Địa

Do lệnh cấm NK từ Hoa Kỳ, Canada, Liên minh châu Âu, Na Uy và Úc, cá tuyết và cá tuyết chấm đen Nga đang tiêu thụ ở thị trường trong nước có giá cao.

08/10/2014
Xuất Khẩu Tôm Hùm Mỹ Sang Trung Quốc Tăng Gần Gấp Đôi Xuất Khẩu Tôm Hùm Mỹ Sang Trung Quốc Tăng Gần Gấp Đôi

XK tôm hùm của Mỹ sang Trung Quốc tăng đã hạn chế sụt giảm XK sang các nước châu Á. Tầng lớp trung lưu đang phát triển tiếp tục là một động lực cho nhu cầu thủy sản toàn cầu.

08/10/2014
Giá Cá Rô Phi Trung Quốc Tăng Giá Cá Rô Phi Trung Quốc Tăng

Các nhà chế biến Trung Quốc dự đoán nhu cầu cá rô phi tăng trong 3 tháng cuối năm 2014, khi các nhà NK Mỹ phải cần dữ trữ thủy sản trước Tết Nguyên Đán. Điều này cũng được nông dân và nhà đóng gói mong đợi.

08/10/2014