Thu nhập cao từ vườn cây xen canh

Trong đó có mô hình trồng xen các loại cây ăn trái (bưởi da xanh, cam cara) trong vườn điều, tiêu, ca cao đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho hộ ông Lê Văn Minh (1964) ngụ ấp Đồng Búa, xã Thuận Phú.
Năm 1992, gia đình ông Minh rời Thừa Thiên - Huế vào Đồng Phú lập nghiệp.
Ban đầu, ông trồng 3 ha điều nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn do năng suất thấp.
Nhờ học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật của các hộ trồng trước cùng với hướng dẫn của Hội nông dân xã nên năng suất cây trồng từng bước nâng lên.
Tuy nhiên, ông cho rằng nếu chỉ trồng độc canh một loại cây sẽ có nhiều rủi ro.
Năm 2004, sau khi tham quan, học hỏi kinh nghiệm ở nhiều nơi, ông Minh chuyển đổi gần 1,5 ha điều sang trồng ca cao và xen canh 300 nọc tiêu trong vườn điều.
Mỗi loại cây trồng, ông Minh có cách chăm sóc riêng.
Với cây ca cao, mỗi năm bón phân 3 đợt vào đầu, giữa, cuối mùa mưa và 1 lần trong mùa khô.
Thu hoạch xong thì tạo tán, bón thúc phân, phun thuốc trị nấm hồng và sâu hại.
Mỗi năm, 1,5 ha ca cao cho sản lượng 1,5 - 1,7 tấn hạt tươi (giá bán dao động 50 - 55 ngàn đồng/kg).
Nhờ tìm được đầu ra ổn định nên gia đình ông thu nhập hằng năm từ loại cây này đạt khoảng 90 triệu đồng.
Để cây tiêu cho năng suất cao, ông Minh đảm bảo nước tưới và phân bón đủ 3 lần/năm.
Ông làm nọc tiêu bằng trụ đá ong, mỗi trụ có đường kính 0,4 - 0,5m, cao 3m.
Ông cho biết: Trụ đá ong có tác dụng làm mát cây, lại khá thuận lợi cho cây tiêu leo bám phát triển.
Từ 300 nọc tiêu cho sản lượng hơn 4 tạ, với giá dao động từ 200 - 220 ngàn đồng, cho thu nhập khoảng 90 triệu đồng.
Lợi nhuận cao nên cách đây 2 năm, tôi trồng thêm 300 nọc tiêu, đang phát triển tốt.
Đảm bảo nước tưới cho cây trồng, ông Minh đã đầu tư hệ thống tưới tự động bằng ống dẫn nước từ máy bơm lên vườn và chia theo các nhánh đặt giữa hàng cây.
Hệ thống tưới nước tự động này vừa tiết kiệm nhân công vừa giảm tiền điện (chỉ bằng 1/3 chi phí so với tưới vòi ống thông thường).
Do được chăm sóc tốt nên các loại cây trồng cho năng suất cao.
Vườn điều của gia đình ông Minh dù đã hơn 20 năm nhưng năng suất hằng năm đều đạt trên 2,5 tấn/ha.
Năm 2011, ông Minh đầu tư trồng 100 cây bưởi da xanh và thường xuyên học hỏi kỹ thuật trên phương tiện thông tin đại chúng để áp dụng vào vườn nhà.
Ông Minh cho biết: “Bưởi da xanh trồng khoảng 3 năm sẽ cho thu hoạch.
Vườn trồng phải đắp thành mô cao, đào rãnh tại mỗi gốc, giúp rễ cây thông thoáng, kết hợp bón phân và trồng với khoảng cách hợp lý để cây phát triển.
Ngoài ra, phải thường xuyên chăm sóc, cắt cành, tạo tán.
Mấy năm gần đây, giá bưởi luôn tăng cao, đặc biệt vào dịp tết.
Mỗi năm, 100 gốc bưởi da xanh cho 3.000 - 4.000 trái, thu hoạch trung bình 1,5kg/trái.
Với giá khoảng 37 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, gia đình tôi thu lợi trên 95 triệu đồng”.
Trong một lần đến huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), ông Minh tình cờ biết đến giống cam cara, ông mua 3 cây về trồng thử, giá 300 ngàn đồng/cây giống.
Hiện ông đã nhân giống được 100 cây cam 2 năm tuổi trồng xen trong vườn bưởi da xanh.
Ông cho biết, giống cam cara có nguồn gốc từ Mỹ, cho trái sau 4 năm trồng.
Từ năm thứ 3, mỗi cây có thể cho 30 - 40 trái, giá loại cam này bán trên thị trường hiện khoảng 75.000 đồng/kg.
Tận dụng diện tích đất dưới tán cây, ông trồng thêm 200 cây chùm ngây, hiện được 5 tháng tuổi.
Ông Minh nói: “Cây 3 tháng tuổi thì cho thu hoạch, cao 60cm bắt đầu cắt ngọn và mỗi tháng tỉa cành thúc cây đâm chồi, chăm sóc bón phân, trung bình cho 400g lá tươi/cây/tháng, giá bán khoảng 100 ngàn đồng/kg.
Từ loại cây này, sau 2 tháng thu hoạch đã mang lại cho gia đình hơn 20 triệu đồng”.
Trừ chi phí chăm bón, 3 ha trồng xen canh của gia đình ông cho thu khoảng 380 triệu đồng/năm.
Hiện vườn cam cara cũng đang có triển vọng tốt.
Đây là mô hình cho hiệu quả kinh tế cao, là điểm đến tham quan học tập của nhiều hộ nông dân trong tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Nhờ áp dụng các biện pháp chăn nuôi vịt đẻ giống an toàn sinh học (ATSH) và an ninh sinh học tại lò ấp, đã giúp chị Đoàn Thị Ngọc Bích ở Phường Tân Lộc, Quận Thốt nốt, thành phố Cần Thơ thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Công ty cổ phần đường Biên Hòa đang xây dựng dự án cánh đồng lớn với cây mía tại huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai). Mục tiêu nhằm xây dựng vùng nguyên liệu theo hướng trồng mía tập trung, ứng dụng cơ giới hóa để tăng năng suất, tăng hiệu quả sản xuất cho cây mía.

Huyện Phong Điền, TP Cần Thơ từ lâu đã nổi tiếng với nhiều loại cây trái đặc sản như: dâu, vú sữa, cam, quýt, sầu riêng… nay lại có thêm hồ tiêu, một loài dây leo tuy trồng xen canh với cây ăn trái nhưng hiệu quả kinh tế khá cao, giúp bà con nông dân tăng thu nhập đáng kể.

Qua những nỗ lực của ngành Nông nghiệp, chính quyền địa phương, nhà vườn; năm 2013, bệnh chổi rồng được khống chế, tuy nhiên từ đầu năm 2014 đến nay, bệnh chổi rồng có xu hướng nhiễm trở lại, ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng) hiện có trên 2.300 ha nhãn thì đã có 440 ha bị nhiễm bệnh làm bà con cũng rất lo lắng.

Thông tin từ Chi cục Bảo vệ thực vật Hậu Giang, hiện toàn tỉnh có trên 3.800 ha vườn cây có múi bị nhiễm bệnh vàng lá gân xanh (Greening), tăng khoảng 470 ha so với cách nay 10 ngày, tỷ lệ ảnh hưởng từ 30 - 70%. Bệnh chủ yếu xuất hiện trên cây cam sành ở thị xã Ngã Bảy và huyện Châu Thành.