Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu Nhập Cao Từ Đậu Xanh Cao Sản

Thu Nhập Cao Từ Đậu Xanh Cao Sản
Ngày đăng: 09/08/2013

Bà con 2 thôn Phú Sơn Nam và Phú Sơn 1, xã Hòa Khương (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) đang thu hoạch đợt cuối vụ đậu xanh cao sản, loại cây trồng lần đầu tiên đưa vào sản xuất trên vùng đất khô hạn theo chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng của ngành nông nghiệp thành phố. Chỉ trong vòng 70 ngày, đậu cho năng suất hơn 2 tấn/ha. Với giá 22 nghìn đồng/kg, người trồng thu hơn 40 triệu đồng/ha, cao hơn nhiều so trồng lúa.

Vụ đậu này, hộ ông Trần Văn Mai, ở thôn Phú Sơn Nam trồng 3 sào và nay đã thu hoạch xong. Nói về hiệu quả kinh tế, ông Mai cho biết: Lần đầu tiên canh tác đậu xanh cao sản thấy dễ làm, có ăn. Đất tơi xốp, bón phân cân đối, chăm sóc chu đáo, đậu xanh tốt, nhiều quả. Tính ra, sau 4 đợt thu hái, mỗi sào thu khoảng 100kg hạt. Với giá từ 20 - 22 nghìn đồng/kg, mỗi sào thu hơn 2 triệu. Ông cho biết thêm, vụ đầu tiên này, thời tiết không thuận, liên tục nắng mưa xen kẽ.

Thời điểm đậu ra hoa, kết trái nắng nóng gay gắt nên năng suất giảm đáng kể. Tuy vậy, mới qua một vụ song cũng đủ cơ sở để khẳng định, loại cây này thích hợp với thổ nhưỡng, khí hậu ở Hòa Vang. Đây cũng là cây dễ trồng, hiệu quả kinh tế cao hơn các loại cây trồng phổ biến hiện nay. Tương tự, ông Nguyễn Viết Gián, trồng 2 sào đã đúc kết: Trồng đậu xanh cao sản chi phí thấp hơn so trồng lúa. Về lâu dài, loại cây này rất nên phát triển trên diện rộng.

Vụ hè thu này, lần đầu tiên Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật thành phố phối hợp với xã Hòa Khương triển khai trồng 13ha đậu xanh cao sản. Tuy thời tiết không mấy thuận lợi, song kết quả thu được khá lạc quan. Ông Phạm Hồng Vân, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật cho rằng: Thời tiết thuận lợi, chăm bón tốt, năng suất có thể đạt 3 tấn/ha. Ưu việt của loại cây này là chịu hạn. Sản phẩm dễ tiêu thụ.

Qua vụ này, Chi cục sẽ tiếp tục phối hợp với các xã ở Hòa Vang mở rộng diện tích, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là những vùng không chủ động nước tưới. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là nông dân phải áp dụng triệt để quy trình sản xuất như hướng dẫn.


Có thể bạn quan tâm

Cần Có Qui Định Về Nuôi Cá Tra, Ai Vi Phạm Sẽ Phạt Cần Có Qui Định Về Nuôi Cá Tra, Ai Vi Phạm Sẽ Phạt

Sáng ngày 19/9, Hiệp hội cá tra Việt Nam có cuộc làm việc với UBND TP Cần Thơ về tình hình sản xuất cá tra trong những tháng đầu năm; bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người nuôi cá tra hiện nay.

21/09/2013
Nuôi Sò Huyết Xen Canh Khẳng Định Hiệu Quả Nuôi Sò Huyết Xen Canh Khẳng Định Hiệu Quả

Thời gian qua, người dân Đầm Dơi (Cà Mau) khốn đốn mỗi khi tôm nuôi bị dịch bệnh. Nhưng nay họ đã tìm được mô hình nuôi ổn định, mang tính bền vững, đó là mô hình nuôi sò huyết thương phẩm xen canh với cua, tôm. Nhiều hộ nông dân ở xã Quách Phẩm khá lên từ mô hình này.

21/09/2013
Sản Xuất Rau An Toàn Vẫn Gặp Khó Sản Xuất Rau An Toàn Vẫn Gặp Khó

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Chỉ thị về việc tăng cường quản lý sản xuất, tiêu thụ rau để đảm bảo an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, vấn đề sản xuất rau theo hướng an toàn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa vẫn gặp một số khó khăn.

21/09/2013
Dịch Bệnh Ở Nhuyễn Thể Nuôi Tại Việt Nam Năm 2013 Dịch Bệnh Ở Nhuyễn Thể Nuôi Tại Việt Nam Năm 2013

Những tháng đầu năm 2013, các đối tượng nhuyễn thể hai mảnh vỏ (gồm Nghêu/ngao, Tu hài) nuôi tại Việt Nam đã bị nhiễm bệnh, lây lan và phát triển thành dịch tại nhiều địa phương như Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hoá, Khánh Hoà và một số tỉnh nuôi trồng thuỷ sản trọng điểm tại ĐBSCL (Tiền Giang, Bến Tre, Bạc Liêu). Dịch bệnh đã tiếp tục kéo dài đến khoảng giữa năm 2013.

23/09/2013
Rộng Đường Xuất Khẩu Cá Cảnh Rộng Đường Xuất Khẩu Cá Cảnh

Xuất khẩu cá cảnh đang mang lại lợi nhuận khá cao cho nhiều hộ nông dân tại TP.HCM và một số tỉnh ĐBSCL như Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp... khi giá cá ổn định, liên tục có nhiều đơn hàng mới. Xuất khẩu tăng

23/09/2013