Phát Triển Kinh Tế Gia Đình Từ Nuôi Rắn
Đến xã Thống Nhất, Hoành Bồ (Quảng Ninh) hỏi thăm gia đình anh Trương Công Quân không ai là không biết bởi anh được xem là người đi tiên phong trong việc chọn con rắn để phát triển kinh tế.
Sinh ra và lớn lên tại Chí Linh (Hải Dương), năm 2006, sau khi lập gia đình, Trương Công Quân cùng vợ quyết định đến thôn Khe Khoai, xã Thống Nhất, Hoành Bồ để lập nghiệp. Trải qua nhiều nghề từ làm nông, lái xe thuê… mà kinh tế gia đình cũng không khá hơn. Vốn có kinh nghiệm nuôi rắn từ khi còn ở quê nhà và thấy ở Khe Khoai này có nhiều điều kiện thuận lợi để nuôi rắn, năm 2008 Trương Công Quân vay mượn 200 triệu đồng đầu tư xây dựng chuồng trại để nuôi rắn.
Quân cho biết: “Ngay sau khi làm xong chuồng trại, bước đầu tôi mua 200 con rắn, chủ yếu là rắn hổ mang và rắn hổ trâu về nuôi bởi đây là 2 loại rắn dễ nuôi, con giống dễ kiếm mà giá bán lại cao. Nuôi rắn điều quan trọng trước tiên là xây dựng chuồng trại, vì đây là những loại rắn độc, làm chuồng không cẩn thận kín đáo, vừa nguy hiểm lại vừa mất vốn khi rắn bò ra ngoài.
Với rắn hổ mang phải nuôi bằng chuồng riêng biệt, chuồng nuôi được xây cao 50cm, rộng 50cm, trên đậy nắp bê tông có quây kín lưới mắt nhỏ. Còn loại hổ trâu thì nuôi ở ngoài trời trên diện tích 30m2, chiều cao của tường khoảng 2m, xung quanh được trát nhẵn, ở giữa xây ô nhỏ che cho rắn ở. Thức ăn của rắn cũng rất dễ kiếm, rắn chủ yếu ăn cóc, ếch, nhái, chuột, nhưng chủ yếu là cóc. Nuôi rắn không giống như nuôi loài khác, rắn tiêu hoá chậm, thường 3-4 ngày mới cho ăn một lần.
Việc nuôi rắn sinh sản có khác biệt hơn chút ít, rắn sinh sản thì cho ăn ít hơn, hạn chế để rắn béo, như vậy sẽ ảnh hưởng tới sinh sản của rắn. Đặc trưng của rắn hổ mang và hổ trâu khi ấp trứng phải mất 60 ngày, để nuôi một con rắn từ lúc nở đến lúc trưởng thành có cân nặng từ 2,5-3kg phải mất tới 3 năm”.
Từ 200 con rắn nuôi vào năm 2008, đến nay Quân đã có 1.000 con rắn các loại, trong đó có 300 con rắn sinh sản. Hằng năm anh có thể cung cấp khoảng 1.000 con rắn giống ra thị trường. Quân, chia sẻ: Mặc dù rắn có giá bán cao thật đấy (khoảng 700.000 đồng/kg) nhưng để nuôi rắn cũng rất tốn kém.
Với số lượng 1.000 con rắn hiện tại của tôi, mỗi lần cho ăn phải mất hơn 1 tạ cóc, mà cóc bây giờ cũng phải 60.000 đồng/kg. Hiện nay gia đình anh Quân là nơi cung cấp rắn giống cho nhiều cơ sở nuôi rắn ở trong và ngoài tỉnh, đồng thời, anh cũng cung cấp rắn thịt ra thị trường. Từ việc nuôi rắn này mỗi năm trừ chi phí gia đình anh cũng thu nhập trên 200 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm
Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng báo cáo tình hình kinh tế - xã hội phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2016 - 2020 và năm 2016; trong đó đề cập nhiều nội dung về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Xây dựng sản phẩm lưu niệm du lịch gắn với bảo tồn làng nghề đang là hướng ưu tiên hiện nay của nhiều địa phương. Thông qua các sản phẩm thủ công đặc trưng không chỉ giúp giữ gìn thương hiệu mà còn tạo điều kiện cho người dân tăng thu nhập để yên tâm gắn bó với nghề.
Trải qua một thời gian dài triển khai, dự án Bảo tồn nguồn gen và phát triển giống bưởi trụ lông Đại Bình do Trung tâm Giống nông lâm nghiệp Quảng Nam triển khai được kỳ vọng sẽ mở ra hướng nâng cao giá trị cho loại đặc sản này.
Trong khi các nhà quản lý du lịch, các công ty lữ hành than phiền về sự khan hiếm sản phẩm lưu niệm Quảng Nam thì tại không ít điểm du lịch, việc bày bán sản phẩm ngoại nhập diễn ra công khai gây ảnh hưởng đến thương hiệu làng nghề xứ Quảng.
Du lịch phát triển đã giúp nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh hồi sinh, trở thành điểm tham quan của khách. Tuy nhiên, du lịch cũng mang đến những tác động ảnh hưởng đến cuộc sống cộng đồng, làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn liên quan đến lợi ích.