Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu Nhập Cao Từ Đậu Xanh Cao Sản

Thu Nhập Cao Từ Đậu Xanh Cao Sản
Publish date: Friday. August 9th, 2013

Bà con 2 thôn Phú Sơn Nam và Phú Sơn 1, xã Hòa Khương (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) đang thu hoạch đợt cuối vụ đậu xanh cao sản, loại cây trồng lần đầu tiên đưa vào sản xuất trên vùng đất khô hạn theo chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng của ngành nông nghiệp thành phố. Chỉ trong vòng 70 ngày, đậu cho năng suất hơn 2 tấn/ha. Với giá 22 nghìn đồng/kg, người trồng thu hơn 40 triệu đồng/ha, cao hơn nhiều so trồng lúa.

Vụ đậu này, hộ ông Trần Văn Mai, ở thôn Phú Sơn Nam trồng 3 sào và nay đã thu hoạch xong. Nói về hiệu quả kinh tế, ông Mai cho biết: Lần đầu tiên canh tác đậu xanh cao sản thấy dễ làm, có ăn. Đất tơi xốp, bón phân cân đối, chăm sóc chu đáo, đậu xanh tốt, nhiều quả. Tính ra, sau 4 đợt thu hái, mỗi sào thu khoảng 100kg hạt. Với giá từ 20 - 22 nghìn đồng/kg, mỗi sào thu hơn 2 triệu. Ông cho biết thêm, vụ đầu tiên này, thời tiết không thuận, liên tục nắng mưa xen kẽ.

Thời điểm đậu ra hoa, kết trái nắng nóng gay gắt nên năng suất giảm đáng kể. Tuy vậy, mới qua một vụ song cũng đủ cơ sở để khẳng định, loại cây này thích hợp với thổ nhưỡng, khí hậu ở Hòa Vang. Đây cũng là cây dễ trồng, hiệu quả kinh tế cao hơn các loại cây trồng phổ biến hiện nay. Tương tự, ông Nguyễn Viết Gián, trồng 2 sào đã đúc kết: Trồng đậu xanh cao sản chi phí thấp hơn so trồng lúa. Về lâu dài, loại cây này rất nên phát triển trên diện rộng.

Vụ hè thu này, lần đầu tiên Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật thành phố phối hợp với xã Hòa Khương triển khai trồng 13ha đậu xanh cao sản. Tuy thời tiết không mấy thuận lợi, song kết quả thu được khá lạc quan. Ông Phạm Hồng Vân, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật cho rằng: Thời tiết thuận lợi, chăm bón tốt, năng suất có thể đạt 3 tấn/ha. Ưu việt của loại cây này là chịu hạn. Sản phẩm dễ tiêu thụ.

Qua vụ này, Chi cục sẽ tiếp tục phối hợp với các xã ở Hòa Vang mở rộng diện tích, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là những vùng không chủ động nước tưới. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là nông dân phải áp dụng triệt để quy trình sản xuất như hướng dẫn.


Related news

Để Nuôi Cá Chép Giống V1 Đạt Năng Suất 2 Tấn/ha Để Nuôi Cá Chép Giống V1 Đạt Năng Suất 2 Tấn/ha

Khi nuôi cá trong ao, hồ, bà con ta thường nuôi với công thức: Mè, trôi, trắm, chép. Công thức ấy tuy đã cũ nhưng nhiều nơi vẫn áp dụng.

Friday. February 14th, 2014
“Chúa Đất” Miền Tây “Chúa Đất” Miền Tây

Hơn 20 năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” để khai hoang vùng đất chua, mặn Tứ giác Long Xuyên, giờ Sáu Đức đã có số vốn đất lận lưng thuộc hàng “khủng” nhất nước.

Friday. February 14th, 2014
Chuẩn Bị Đất Trồng Lúa Đông Xuân Chuẩn Bị Đất Trồng Lúa Đông Xuân

Tùy theo điều kiện chủ động rút nước hay chờ nước rút, bà con nông dân ĐBSCL thường xuống giống vụ đông xuân trong tháng 11 và 12.

Friday. February 14th, 2014
Hỗ Trợ Đồng Bào Chăm Nuôi Bò Thịt Hỗ Trợ Đồng Bào Chăm Nuôi Bò Thịt

Trong vòng 3 năm từ 2013-2016, bà con nhận bò nuôi sẽ phải hoàn trả vốn bằng tiền như giá trị ban đầu vay mua bò (22 triệu đồng/cặp) để dự án tiếp tục phân bổ cho hộ nghèo các địa phương khác. Mục tiêu của dự án là đến 2016 có từ 60 - 70% hộ nghèo sẽ thoát nghèo bền vững.

Friday. February 14th, 2014
Thầy Giáo Về Quê Mở Trang Trại Thầy Giáo Về Quê Mở Trang Trại

Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Đà Nẵng, nhưng "thầy giáo trẻ" lại chọn con đường mở trang trại chăn nuôi và làm giàu từ đàn gà, vịt...

Friday. February 14th, 2014