Thu Nhập Cao Từ Chăn Nuôi Bò Thịt

Năm 2011, gia đình ông Nguyễn Trung Thành ở thôn 6, xã Đắk Wer (Đắk R’lấp) đã đầu tư vốn nuôi bò. Những năm đầu, nuôi bò sinh sản; nhưng sau khi đi tìm hiểu về cách chăn nuôi bò ở các hộ làm ăn hiệu quả, ông đã mạnh dạn chuyển sang hướng vỗ béo bò thịt.
Ông Thành chia sẻ kinh nghiệm: “So với nuôi bò sinh sản thì nuôi vỗ béo bò thịt lời và nhanh thu lại vốn. Một năm, gia đình tôi nuôi được 4 lứa bò vỗ béo, mỗi lứa từ 30-50 con. Hiện tại, tôi đang nuôi 40 con bò vỗ béo bằng cách nuôi trong chuồng.
Sau khi mua bò lai sin về, gia đình chăm sóc rất cẩn thận. Hàng ngày, một con bò được cung cấp khoảng 20 kg cỏ, 5 kg tinh bột và uống nước sạch pha với muối. Gia đình nhờ cán bộ thú y của xã theo dõi, chăm sóc chu đáo, khâu vệ sinh chuồng trại được chú trọng. Bò sau khi mua về sẽ được cách ly, tiêm phòng dịch bệnh, tẩy giun, sán…
Hàng ngày, tôi đều vệ sinh chuồng sạch sẽ và mỗi tuần đều phải tắm cho bò một lần, xịt thuốc khử trùng để phòng, chống các loại dịch bệnh. Mỗi lứa bò chỉ cần vỗ béo từ 2-3 tháng nhưng mỗi tháng một con tăng từ 40 - 50/kg. Sau thời gian được vỗ béo, mỗi con xuất chuồng đạt từ 4 - 6 tạ, lời ít nhất từ 3 triệu đồng/con trở lên”.
Hiện tại, gia đình có 2 ha đất trồng cỏ voi và cỏ VA06 để phục vụ cho đàn bò. Cũng theo kinh nghiệm của ông Thành thì trồng xen cỏ trong vườn cao su sẽ giúp cho cả 2 cây trồng này đều phát triển tốt. Vì nguồn nước tưới và phân bón cho cỏ sẽ giúp cây cao su phát triển tốt và ngược lại cây trồng này sẽ tạo bóng mát cho cỏ, nhất là vào mùa khô.
Sản xuất thịt bò “sạch” là hướng mà ông Thành đang thực hiện. Ông Thành cho biết: “Hiện nay, đàn bò của gia đình đang được nuôi theo tiêu chuẩn thịt bò sạch và tôi đang làm thủ tục để được cấp giấy chứng nhận. Trong những năm qua, số lượng bò thịt của gia đình chủ yếu bán lại cho các chủ lò mổ ở trên địa bàn huyện.
Thị trường thịt bò hiện nay đang hiếm nên tôi không phải lo đầu ra, nhiều khách hàng muốn đặt hàng nhưng mình không có đủ để mà cung cấp”. Chăn nuôi bò đã và đang mang lại lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho gia đình và giúp ông Thành yên tâm mở rộng qui mô.
Hiện tại, ông đang xây dựng thêm chuồng trại, nhân giống đàn bò sinh sản và phấn đấu trong năm nay mỗi tháng sẽ xuất chuồng bán từ 50-60 con bò thịt ra thị trường. Thời gian tới, khi đàn bò nhiều hơn thì ông sẽ xây dựng lò mổ tại địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Kinh tế đô thị hiện nay đã làm trầm trọng thêm các khó khăn: Một bộ phận lao động trong nông nghiệp mất đất sản xuất, thiếu công ăn việc làm; một bộ phận dân cư từ nông thôn chuyển về đô thị để làm việc, làm gia tăng nhu cầu về lương thực, thực phẩm, vấn đề vệ sinh môi trường đô thị cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng...

Vừa qua, lãnh đạo các phòng chức năng của huyện Đoan Hùng và lãnh đạo Công ty Cổ phần Giống - Vật tư nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam khảo sát thực địa nhằm chuẩn bị kế hoạch xây dựng cánh đồng mẫu lớn năm 2015 và áp dụng giống lúa JO2 vào sản xuất.

Dự án Hỗ trợ các tổ chức nông hộ sản xuất lâm nghiệp miền Trung Việt Nam của tỉnh Quảng Ngãi do Bộ Ngoại giao Phần Lan và Hà Lan đồng tài trợ vừa được triển khai thực hiện. Mục tiêu nhằm giúp nông hộ nhận thức về nghề trồng rừng và phát triển kinh tế rừng theo hướng hiệu quả nhất.

Về Tây Giang hôm nay, diện mạo nông thôn đổi thay rõ rệt, cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống của nhân dân được tăng cường, việc làm và thu nhập của người dân được nâng lên. Từ một xã thuần nông nhiều khó khăn, đạt được kết quả như trên, ngoài sự quan tâm của trên, một trong những nguyên nhân cơ bản là do xã đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy nội lực trong xây dựng NTM.

Cụ thể: Dự án “Thử nghiệm mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực chuyển giới tính trong ao đất tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang” do Trung tâm Giống thủy sản An Giang chủ trì. Dự án đã góp phần mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho người dân, giải quyết được việc làm cho lao động nông thôn, tăng hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích nuôi do giá trị sản phẩm cao hơn giúp tăng thu nhập cho nông dân.