Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

An Giang Ứng Dụng Tiến Bộ Khoa Học Kỹ Thuật Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Thủy Sản

An Giang Ứng Dụng Tiến Bộ Khoa Học Kỹ Thuật Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Thủy Sản
Ngày đăng: 30/10/2014

Thời gian qua, một trong những thành tựu của ngành khoa học công nghệ là đã tổ chức triển khai nhiều đề tài, dự án nghiên cứu, ứng dụng thành công các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản như nghiên cứu sinh sản nhân tạo giống thủy sản, hoàn thiện các quy trình nuôi các đối tượng thủy sản khác nhau... theo hướng công nghệ cao, như: Dự án “Thử nghiệm mô hình nuôi tôm càng xanh tăng vụ trên nền đất trồng lúa huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang”; “Thử nghiệm mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực chuyển giới tính trong ao đất tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang”; “Xây dựng mô hình và sản xuất thử nghiệm nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa nâng cao năng suất và lợi nhuận ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang”; “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất giống cá trê vàng Clarias macrocephalus”...

Cụ thể: Dự án “Thử nghiệm mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực chuyển giới tính trong ao đất tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang” do Trung tâm Giống thủy sản An Giang chủ trì. Dự án đã góp phần mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho người dân, giải quyết được việc làm cho lao động nông thôn, tăng hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích nuôi do giá trị sản phẩm cao hơn giúp tăng thu nhập cho nông dân.

Ngoài ra, mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực thương phẩm trong ao đất tận dụng các ao nuôi cá tra thương phẩm bỏ trống góp phần khai thác tối đa tiềm năng mặt nước và tạo ra vùng nguyên liệu tôm càng xanh thương phẩm cung cấp ổn định quanh năm cho nhu cầu tiêu thụ nội địa và hướng đến thị trường xuất khẩu.

Giải quyết được việc nguồn nguyên liệu phụ thuộc vào mùa vụ sản xuất như hiện nay (đối với mô hình nuôi tôm ruộng lúa); sau 07 tháng nuôi trọng lượng tôm càng xanh toàn đực bình quân 50 gram/con (chiếm 60 - 70%), tỷ lệ sống từ 30 - 40%, tỷ lệ tôm vượt đàn > 50 gram/con (5 -10 %), năng suất tôm càng xanh đạt trên 2 - 2,5 tấn/ha.

Dự án “Xây dựng mô hình và sản xuất thử nghiệm nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa nâng cao năng suất và lợi nhuận ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang” do trường Đại học Cần Thơ thực hiện: Dự án đã ứng dụng tốt các giải pháp công nghệ tác động nhằm cải thiện chất lượng nước và sức sản xuất sinh học từ hệ thống nuôi, góp phần nâng cao tỷ lệ sống, tăng trưởng, năng suất và hiệu quả lợi nhuận cho người nông dân. Đến nay giải pháp công nghệ này đã được nhiều hộ dân áp dụng vào sản xuất.

Dự án “Thử nghiệm mô hình nuôi tôm càng xanh tăng vụ trên nền đất trồng lúa tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang” do Trường Đại học Cần Thơ chủ trì thực hiện: Dự án nhằm mục tiêu xây dựng và vận hành thành công mô hình “2 vụ tôm - 1 vụ lúa hay 2 vụ tôm - 1 vụ màu” với sản lượng 2.000 kg/ha/năm, lợi nhuận ≥ 150 triệu đồng/ha/năm (với giá tôm càng xanh 170.000 đồng/kg). Kết quả của dự án sẽ xây dựng hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi tôm càng xanh luân canh trên ruộng lúa (2 vụ tôm - 1 vụ lúa).

Qua những nghiên cứu này bước đầu đã nghiên cứu hoàn thiện được 02 quy trình nuôi tôm càng xanh; 01 quy trình phòng và trị bệnh trên lươn; 01 quy trình sinh sản nhân tạo cá rô biến... đã tạo ra được góp phần làm đa dạng hóa đối tượng nuôi, vùng nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh, tạo cơ sở, nền tảng cho việc chủ động nguồn cung cấp giống thủy sản có giá trị và đang có nguy cơ tuyệt chủng.


Có thể bạn quan tâm

Nâng Cao Đời Sống Nhờ Mô Hình Chuyển Đổi Nâng Cao Đời Sống Nhờ Mô Hình Chuyển Đổi

Để nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích, những năm gần đây, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân.

25/05/2013
Áp Dụng VietGAP Để Nâng Cao Thu Nhập Ở Đức Trọng (Lâm Đồng) Áp Dụng VietGAP Để Nâng Cao Thu Nhập Ở Đức Trọng (Lâm Đồng)

Trước nay, nhiều hộ dân trồng rau màu ở Đức Trọng (Lâm Đồng) đã phải chịu cảnh “Được mùa rớt giá, được giá mất mùa” và thường bị thương lái ép giá với những lý do về chất lượng sản phẩm. Từ khi áp dụng sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, chất lượng sản phẩm được đảm bảo, đầu ra ổn định và kinh phí đầu tư cũng giảm.

25/05/2013
Gần 33 Ha Tôm Nuôi Bị Chết Ở Thừa Thiên Huế Gần 33 Ha Tôm Nuôi Bị Chết Ở Thừa Thiên Huế

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế, đến ngày 22/5 trên địa bàn tỉnh có gần 33 ha tôm nuôi bị chết; trong đó chuyên tôm sú gần 14 ha ở huyện Quảng Điền, Phú Lộc, Hương Trà và tôm chân trắng 19 ha ở huyện Phong Điền, Phú Lộc.

25/05/2013
Xuất Khẩu Thanh Long Chính Ngạch Đạt 5,2 Triệu USD Trong 4 Tháng Đầu Năm Ở Bình Thuận Xuất Khẩu Thanh Long Chính Ngạch Đạt 5,2 Triệu USD Trong 4 Tháng Đầu Năm Ở Bình Thuận

Theo tin từ Sở Công Thương, trong 4 tháng đầu năm 2013, thanh long Bình Thuận xuất khẩu chính ngạch đạt 7.451 tấn, trị giá 5,27 triệu USD. Thanh long đã xuất vào 8 thị trường, chủ yếu là châu Á, trong đó Trung Quốc vẫn là thị trường chính với kim ngạch đạt 2,64 triệu USD, chiếm tỷ trọng 53,6%, kế tiếp là Indonesia 1,33 triệu USD, Thái Lan 0,42 triệu USD.

25/05/2013
Công Ty TNHH Nông Lâm Sản Nam Việt Bao Tiêu Xoài Cát Cho Nông Dân Phù Cát Ở Bình Định Công Ty TNHH Nông Lâm Sản Nam Việt Bao Tiêu Xoài Cát Cho Nông Dân Phù Cát Ở Bình Định

Từ ngày 17 - 21/5, Công ty TNHH Nông lâm sản Nam Việt, TP Hồ Chí Minh (gọi tắt Công ty Nam Việt) đã tổ chức thu mua 20 tấn xoài cát của 50 xã viên HTXNN 2 Cát Hanh (Phù Cát - Bình Định) tham gia liên minh sản xuất (LMSX) và tiêu thụ xoài cát - Phù Cát bền vững.

25/05/2013