Thu Nhập Cao Từ Chăn Nuôi Bò Thịt

Năm 2011, gia đình ông Nguyễn Trung Thành ở thôn 6, xã Đắk Wer (Đắk R’lấp) đã đầu tư vốn nuôi bò. Những năm đầu, nuôi bò sinh sản; nhưng sau khi đi tìm hiểu về cách chăn nuôi bò ở các hộ làm ăn hiệu quả, ông đã mạnh dạn chuyển sang hướng vỗ béo bò thịt.
Ông Thành chia sẻ kinh nghiệm: “So với nuôi bò sinh sản thì nuôi vỗ béo bò thịt lời và nhanh thu lại vốn. Một năm, gia đình tôi nuôi được 4 lứa bò vỗ béo, mỗi lứa từ 30-50 con. Hiện tại, tôi đang nuôi 40 con bò vỗ béo bằng cách nuôi trong chuồng.
Sau khi mua bò lai sin về, gia đình chăm sóc rất cẩn thận. Hàng ngày, một con bò được cung cấp khoảng 20 kg cỏ, 5 kg tinh bột và uống nước sạch pha với muối. Gia đình nhờ cán bộ thú y của xã theo dõi, chăm sóc chu đáo, khâu vệ sinh chuồng trại được chú trọng. Bò sau khi mua về sẽ được cách ly, tiêm phòng dịch bệnh, tẩy giun, sán…
Hàng ngày, tôi đều vệ sinh chuồng sạch sẽ và mỗi tuần đều phải tắm cho bò một lần, xịt thuốc khử trùng để phòng, chống các loại dịch bệnh. Mỗi lứa bò chỉ cần vỗ béo từ 2-3 tháng nhưng mỗi tháng một con tăng từ 40 - 50/kg. Sau thời gian được vỗ béo, mỗi con xuất chuồng đạt từ 4 - 6 tạ, lời ít nhất từ 3 triệu đồng/con trở lên”.
Hiện tại, gia đình có 2 ha đất trồng cỏ voi và cỏ VA06 để phục vụ cho đàn bò. Cũng theo kinh nghiệm của ông Thành thì trồng xen cỏ trong vườn cao su sẽ giúp cho cả 2 cây trồng này đều phát triển tốt. Vì nguồn nước tưới và phân bón cho cỏ sẽ giúp cây cao su phát triển tốt và ngược lại cây trồng này sẽ tạo bóng mát cho cỏ, nhất là vào mùa khô.
Sản xuất thịt bò “sạch” là hướng mà ông Thành đang thực hiện. Ông Thành cho biết: “Hiện nay, đàn bò của gia đình đang được nuôi theo tiêu chuẩn thịt bò sạch và tôi đang làm thủ tục để được cấp giấy chứng nhận. Trong những năm qua, số lượng bò thịt của gia đình chủ yếu bán lại cho các chủ lò mổ ở trên địa bàn huyện.
Thị trường thịt bò hiện nay đang hiếm nên tôi không phải lo đầu ra, nhiều khách hàng muốn đặt hàng nhưng mình không có đủ để mà cung cấp”. Chăn nuôi bò đã và đang mang lại lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho gia đình và giúp ông Thành yên tâm mở rộng qui mô.
Hiện tại, ông đang xây dựng thêm chuồng trại, nhân giống đàn bò sinh sản và phấn đấu trong năm nay mỗi tháng sẽ xuất chuồng bán từ 50-60 con bò thịt ra thị trường. Thời gian tới, khi đàn bò nhiều hơn thì ông sẽ xây dựng lò mổ tại địa phương.
Related news

Hiện nay trên địa bàn quận Bình Thủy (TP Cần Thơ) có 7 hộ dân phát triển vườn cây ăn trái gắn với du lịch sinh thái, góp phần giải quyết đầu ra và tăng thu nhập cho người nông dân.

Xã Khánh Đông, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) là vùng đất đai ít màu mỡ, nguồn nước tưới hạn chế. Tuy nhiên, không đầu hàng về điều kiện thỗ nhưỡng, anh Nguyễn Xuân Long - nông dân địa phương đã có những cách làm khá đặc biệt như dẫn nguồn nước chảy tự nhiên, trồng ổi để chống rầy bảo vệ các loại cây trồng có múi, trồng cây ăn trái lâu năm để có nguồn thu lâu dài...

Bệnh giác ban là loại bệnh khiến lá hồng xoăn lại, rụng lá và trái. Bệnh thường phát sinh vào mùa mưa, vào những tháng 6, 7, 8 đồng thời là những tháng hồng ra hoa kết trái. Chính bởi vậy nên năng suất hồng giảm nhiều, ảnh hưởng tới sản lượng thu hoạch của người trồng hồng.

Bòn bon là một trong những loại trái cây sạch và an toàn do hầu hết đều sinh trưởng và kết trái trong điều kiện tự nhiên. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại bòn bon, tuy nhiên, bòn bon Thái hay còn gọi là Longkong (tiếng Thái) được người dân ưa chuộng vì trái to, thịt giòn, ngọt, hột lép hơn trái bòn bon thường.

Tuy giá bò đang tăng cao nhưng người chăn nuôi vẫn không ngần ngại bỏ vốn đầu tư khiến cơn sốt giá bò sinh sản hiện nay chưa có dấu hiệu dừng lại.