Phát Huy Nội Lực Xây Dựng Nông Thôn Mới

Về Tây Giang hôm nay, diện mạo nông thôn đổi thay rõ rệt, cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống của nhân dân được tăng cường, việc làm và thu nhập của người dân được nâng lên. Từ một xã thuần nông nhiều khó khăn, đạt được kết quả như trên, ngoài sự quan tâm của trên, một trong những nguyên nhân cơ bản là do xã đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy nội lực trong xây dựng NTM.
Tây Giang có diện tích tự nhiên 477,7ha, dân số 6.776 người, được Huyện ủy, UBND huyện Tiền Hải chọn là 1 trong 10 xã làm điểm xây dựng nông thôn mới (NTM). Sau 3 năm triển khai thực hiện, với sự hỗ trợ tích cực của các cấp, các ngành, đặc biệt là sự nỗ lực và quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, tháng 1/2014 Tây Giang đã được UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn NTM năm 2013.
Về Tây Giang hôm nay, diện mạo nông thôn đổi thay rõ rệt, cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống của nhân dân được tăng cường, việc làm và thu nhập của người dân được nâng lên. Từ một xã thuần nông nhiều khó khăn, đạt được kết quả như trên, ngoài sự quan tâm của trên, một trong những nguyên nhân cơ bản là do xã đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy nội lực trong xây dựng NTM.
Để có được phong trào rộng lớn trong dân, Đảng ủy, UBND xã đã coi trọng, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo trong tổ chức thực hiện của cán bộ, đảng viên và nhân dân; phân công lãnh đạo xã tới dự họp, quán triệt và giải đáp ý kiến, giải tỏa băn khoăn của đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân tại các thôn; kịp thời tuyên truyền, biểu dương gương người tốt việc tốt trong xây dựng NTM; xây dựng panô, áp phích, kẻ vẽ băng biển, khẩu hiệu, biển tường; câu lạc bộ thơ sáng tác nhiều bài thơ ca ngợi quê hương Tây Giang anh hùng gắn với xây dựng NTM...
Xã cũng luôn coi trọng việc lấy ý kiến của nhân dân tham gia xây dựng đề án, dự án, quy hoạch, thực hiện tốt việc công khai để nhân dân hiểu và nắm được nội dung các đề án, dự án, quy hoạch, những nội dung có liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của nhân dân, tạo sự đồng thuận, nhất trí cao.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, Tây Giang luôn chú trọng các giải pháp tổ chức lại sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho nhân dân. Là xã thuần nông, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại còn nhỏ bé, việc làm, thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp, do vậy xã đã nhanh chóng phát động nhân dân dồn điền, đổi thửa, dành đất cho xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi nội đồng, quy hoạch các vùng sản xuất tạo cánh đồng mẫu...
Nhân dân đã đóng góp 15.000m2 đất để làm giao thông, thủy lợi nội đồng; xã đã xây 6/6 trạm bơm, kiên cố 12 tuyến mương chiều dài 9km để bảo đảm cho việc tưới, tiêu; xây dựng mới 8 tuyến giao thông nội đồng dài 2,9km, 6 cống các loại, 43 cống đầu khâu phục vụ sản xuất. Sau dồn điền, đổi thửa, 100% các hộ đã nhận đủ diện tích, duy trì sản xuất, thực hiện các vùng sản xuất lúa và mở rộng diện tích vụ đông.
Cùng với sản xuất nông nghiệp, Tây Giang còn chú trọng các giải pháp vận động, tổ chức cho nhân dân phát triển ngành nghề, thu hút đầu tư, phát triển sản xuất công nghiệp và thương mại, dịch vụ để tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập. Năm 2013, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 23.530.000 đồng.
Sau 3 năm xây dựng NTM, nhân dân Tây Giang đã tự nguyện đóng góp đất đai, vật kiến trúc, cây lâu năm với giá trị hàng tỷ đồng, tự thu dỡ trên 1.000m tường dậu, trên 50 cổng, hàng trăm cây cổ thụ, tự làm mới gần 20km đường giao thông nông thôn. Tiêu biểu như ông Tô Văn Hoàn (thôn Nam) đóng góp 50 triệu đồng; anh Đào Văn Đại (thôn Đông) xây dựng đường giao thông 35 triệu đồng; Đại tá Trần Học hiến 504m2 đất trị giá 53 triệu đồng...
Hội Nông dân vận động hội viên cải tạo vườn tạp, nuôi trồng các loại cây, con gắn với chỉnh trang tường dậu, công trình vệ sinh; Hội Cựu chiến binh phát động và duy trì phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, vận động nhiều hội viên gương mẫu tự tháo dỡ cổng dậu, hiến đất xây dựng công trình giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng; Đoàn Thanh niên đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và giữ gìn vệ sinh môi trường;
Hội Phụ nữ tích cực vận động hội viên tham gia các lớp học nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng trọt và chăn nuôi, tranh thủ các nguồn vốn vay hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế... Chỉ trong một thời gian ngắn, các công trình hạ tầng như đường giao thông, trường học, trạm y tế xã, kênh mương, giao thông nội đồng, nhà văn hóa 5 thôn, chợ trung tâm được tập trung đầu tư xây dựng và mở rộng theo đúng quy chuẩn.
Từ kết quả xây dựng NTM, Tây Giang rút ra bài học quan trọng, đó là phải thực sự coi trọng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Tây Giang sẽ tiếp tục phát huy thành tựu đã đạt được, đề ra mục tiêu phấn đấu cao hơn, phù hợp với điều kiện của địa phương, xây dựng Tây Giang trở thành vùng nông thôn trù phú, kinh tế phát triển, kết cấu hạ tầng hiện đại, môi trường sinh thái xanh sạch đẹp, xứng danh Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Có thể bạn quan tâm

Theo nhiều người dân, chưa có lúc nào các loại cá đồng ở Hậu Giang lại cao như thời điểm hiện nay. Cụ thể, giá cá lóc loại lớn lên đến 120.000 đồng/kg, tăng 30.000 - 40.000 đồng/kg so với cùng kỳ; cá trê vàng từ 90.000 - 100.000 đồng/kg, tăng 20.000 đồng/kg. Các loại cá khác, cua, ếch đều tăng cao so với cùng kỳ. Điều đáng chú ý, mọi năm thường vào thời điểm này cá đồng được bày bán tại các chợ khá nhiều, nhưng năm nay nhiều điểm chợ không thấy bán cá đồng, hoặc có thì đa phần chỉ là cá nhỏ.

"Chỉ việc thả những chiếc bóng xuống lòng biển để dụ mực lá vào đẻ trứng, thế là có thu hoạch”, ngư dân Đặng Văn Tý - tổ dân phố Hòa Do 5B (phường Cam Phúc Bắc, TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) chia sẻ về công việc bẫy mực, khiến chúng tôi không khỏi tò mò về cái nghề tưởng như làm chơi ăn thật này.
Với vị trí đầu nguồn, người dân huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) đã biết khai thác nuôi các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như cá tra, cá ba sa… Thời gian qua, yếu tố cung cầu của thị trường xuất khẩu bất lợi khiến giá các loại thủy sản này không còn sức hấp dẫn. Trước tình hình mới, anh Trương Văn Điền (xã Phú Thuận B, huyện Hồng Ngự) quyết định tìm hướng đi riêng với mô hình nuôi cá lăng nha.

Sáng ngày 4/9, tại hộ anh Nguyễn Văn Thương, ấp 2 xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, TP HCM. Trung tâm Khuyến nông TP cùng Trạm khuyến nông Bình Chánh –Bình Tân thuộc Trung tâm Khuyến nông TP đã tổ chức buổi lượng giá "Mô hình nuôi cá chép Koi". Đến tham dự có ông Võ Ngọc Anh, Giám đốc Trung tâm; đại diện các phòng ban Trung tâm, các cán bộ kỹ thuật của trạm, cùng đông đảo bà con mong muốn tham gia nuôi cá cảnh trên địa bàn.
Cua đồng bắt đầu có nhiều từ đầu tháng 5 âm lịch đến cuối tháng 10 âm lịch hàng năm. Các vựa hiện nay thu mua cua đồng từ các nông dân đi đặt lọp; các cánh đồng Campuchia về phân loại và bán ra thị trường.