Thu Nhập Cao Từ Cải Xà Lách Lấy Hạt

Xã An Hòa Tây (Ba Tri - Bến Tre) là vùng chuyên canh rau màu với diện tích sản xuất 68ha, trong đó có 40ha chuyên trồng hành tím phục vụ người tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán.
Những năm trước đây, để tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích đất sản xuất, nông dân An Hòa Tây đã đầu tư trồng xen các loại rau màu trong diện tích hành tím, chủ yếu là cải xà lách trắng lấy hạt. Khi hành tím trồng được 30 ngày, nông dân trồng xen cải xà lách.
Sau khi thu hoạch xong hành tím, nông dân chỉ cần tưới nước một vài lần rồi để cải phát triển đến lúc thu hoạch. Cải xà lách trồng xen chủ yếu sử dụng nước tưới và tận dụng phân bón còn lại của hành tím nên chi phí ít. Do chưa có đầu ra nên cải xà lách trắng lấy hạt mang lại hiệu quả không cao.
Năm 2011, nông dân An Hòa Tây được Công ty hạt giống Sao Việt TP. Hồ Chí Minh đầu tư trồng 2ha cải xà lách đen lấy hạt và bao tiêu sản phẩm. Thực hiện mô hình này, nông dân được Công ty hỗ trợ hạt giống. Ở 2 vụ đầu, do đến thời điểm sắp thu hoạch, mưa trái mùa xảy ra làm bông rụng nên sản lượng thu hoạch thấp, hiệu quả không cao.
Trong vụ vừa qua, nhờ thời tiết thuận lợi, mưa ít, cải phát triển tốt, cho năng suất hạt cao. Bình quân mỗi công đất, nông dân thu hoạch được 60kg hạt cải, cao gấp 4 lần so với 2 năm trước. Hạt cải được Công ty hạt giống Sao Việt TP. Hồ Chí Minh thu mua 200.000 đồng/kg, cao gấp 3 lần cải hạt trắng.
Sau khi trừ chi phí, mỗi công cải còn lãi trên 11 triệu đồng. Chú Đặng Văn Chờ, ở ấp An Phú 1 phấn khởi cho biết: Với 3 công đất trồng cải xà lách đen lấy hạt xen trong hành tím, tôi thu hoạch được 200kg hạt cải, sau khi bán trừ chi phí, còn lãi 38 triệu đồng.
Ông Nguyễn Công Danh - Chủ tịch Hội Nông dân xã An Hòa Tây, cho biết: “Vụ sản xuất này cho thấy mô hình trồng cải xà lách đen lấy hạt đã mang lại hiệu quả. Trong vụ năm tới, chúng tôi sẽ nhân rộng thêm 6ha trồng cải xà lách đen lấy hạt. Hiện nay, xã đã hợp đồng với 3 công ty hạt giống khác đến đầu tư trồng cải xà lách đen lấy hạt cho nông dân ở địa phương”.
Có thể bạn quan tâm

Anh Phan Việt (45 tuổi), trú ở thôn Hiền An 1 (xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) vừa giới thiệu những lồng cá vẩu đang nuôi trên đầm vừa cho chúng tôi biết, người dân nơi đây bắt đầu nuôi cá vẩu vào năm 2009 từ sự tình cờ trong một lần đi đặt chuôm đánh bắt cá hồng, cá mú tự nhiên về nuôi thì có lẫn con giống cá vẩu.

Hơn 3 tháng nay, các ao nuôi cá của Trung tâm Giống thủy sản đứng chân trên địa bàn huyện Chư Prông (Gia Lai) đã bị khô kiệt vì nguồn nước chính dẫn từ đập dâng Thanh Bình không còn. Nhiều ao đến nay không còn đủ nước để cá sinh sống buộc phải chuyển qua nơi khác, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất và chất lượng đàn cá bố mẹ.

Năm 2015 được nhận định là thời điểm hội nhập sâu của nền kinh tế Việt Nam, nhất là giai đoạn cuối nước ta đàm phán tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Nghề nuôi dê có mặt ở hầu hết các huyện, thị của Tiền Giang, trong đóđối với huyện ven biển huyện Gò Công Đông thì nuôi dê là nghề truyền thống và hiện nay đang phát triển, với tổng đàn là 18.829 (năm 2014), chiếm tỷ lệkhoảng 40% so với tổng đàn dê của tỉnh (47.000 con).

Với mức thuế suất được đưa về 0% khi gia nhập TPP, nhiều sản phẩm chăn nuôi chủ lực của Việt Nam vốn đã trong guồng quay “năng suất thấp, giá thành cao” lại càng thêm thách thức bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi các sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực. Điều này gây ra nhiều lo lắng cho người chăn nuôi trước nguy cơ thua ngay trên sân nhà.