Sử Dụng Khoai Ngọt Làm Thức Ăn Cho Cá Rô Phi
Ngoài ra, có thể sử dụng nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau có nguồn từ thực vật nhằm cung cấp năng lượng trong thức ăn cho cá. Ngoài cám gạo, còn có khoai mì, khoai lang, bột mì, bột bắp…cũng đóng vai trò quan trọng.
Trong công thức thức ăn cho cá trên thị trường hiện nay hầu như luôn có mặt bột mì hoặc bột khoai mì lát với vai trò cung cấp năng lượng.
Hiện nay tại Long An, Đồng Tháp… khoai ngọt (khoai mỡ) được sản xuất ra nhiều mà không có nơi tiêu thụ hoặc bán với giá thấp. Khoai ngọt có chứa hàm lượng tinh bột và protein thô khá cao cùng với các loại khoáng và vitamin cần thiết cho cơ thể con người cũng như động vật thủy sản. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khả năng tiêu hóa khoai ngọt của cá rô phi (52,53%) tương đương với cám sấy (54,8%), có thể phối hợp lượng khoai ngọt trong khẩu phần thức ăn cho cá rô phi là 20%.
Sử dụng khoai ngọt thay thế cám sấy làm thức ăn cho cá rô phi không ảnh hưởng đến hàm lượng protein và tro trong thịt cá nhưng hàm lượng lipid giảm rất có ý nghĩa.
Có thể bạn quan tâm
Chưa đầy 5 tháng sau, giá cao su tụt nhanh chỉ còn ở mức bình quân 42 triệu đồng/tấn, giảm đến 10 triệu đồng/tấn khiến cả doanh nghiệp và nhà vườn lao đao…
Vụ xuân năm nay, nông dân hai xã An Hà và Nghĩa Hưng, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) liên kết với Công ty Xuất nhập khẩu và Chế biến nông - lâm sản Hải Dương trồng 30 ha ngô ngọt xuất khẩu.
Xen canh là một trong những phương thức canh tác được nhiều người áp dụng trong sản xuất nông nghiệp. Nếu như ở huyện Ninh Sơn, Ninh Phước có những mô hình trồng xen canh như táo-trôm, đu đủ-ớt-dừa xiêm, xoài-mận… thu nhập kinh tế cao thì ở xã Vĩnh Hải (Ninh Hải - Ninh Thuận) mô hình trồng xen canh tỏi-ớt cũng mang lại lợi nhuận đáng kể cho người dân.
Ngày 29.5, ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) cho biết, Cục đã có văn bản gửi các địa phương về việc xử lý sâu Superworm từ tháng 4.2014.
Mô hình được thực hiện thí điểm tại cánh đồng Khu phố 1 và 2 thị trấn Tân Sơn với diện tích 1,5 ha. Với mục đích thay đổi tập quán canh tác 3 vụ lúa/năm bằng 2 vụ lúa, 1 vụ bắp trên cùng 1 diện tích.