Thu Nhập Cao Nhờ Nuôi Heo Giống

Hơn 12 năm gắn bó với nghề nuôi heo nhân giống, bà Võ Thị Nành, khóm 7, thị trấn Thới Bình gặp không ít thất bại, nhưng nhờ kiên trì, đến nay, nghề này đã mang lại thu nhập khá cho gia đình.
Số nợ hàng trăm triệu đồng do thất bại với con tôm làm cho gia đình bà Võ Thị Nành lâm vào cảnh túng quẫn. Bà chắt chiu số tiền còn lại mua cặp heo nuôi để kiếm tiền xoay xở cho gia đình.
Ban đầu, chỉ vì heo thịt rớt giá nên bà để heo cái lại nuôi nái. Do chưa có kinh nghiệm nên thời gian đầu bà chật vật vì heo thường xuyên bị bệnh. Dần dần “tay nghề” bà được nâng lên, và bà nhận thấy nghề này cho thu nhập khá nên quyết tâm mở rộng mô hình.
Đến nay, bà có được 5 heo mẹ làm giống. Hằng ngày, bà đi xách cặn từ những nhà hàng xóm về cho heo ăn nên ít tốn tiền mua cám. Mỗi năm, mỗi con heo mẹ sinh được 2 lứa, mỗi lứa từ 10-12 con, mang về thu nhập cho gia đình bà trên 100 triệu đồng. Bà cho biết, nhờ chăm sóc tốt, heo con đẹp nên rất dễ bán. Hiện nay, bà đã trả hết nợ và kinh tế gia đình khá ổn định.
Bà cũng là người đầu tiên trong khóm xây dựng túi biogas làm chất đốt, tiết kiệm hơn 2 triệu đồng tiền gas/năm cho gia đình.
Với những kinh nghiệm tích luỹ sau nhiều năm, bà chia sẻ với bà con trong khóm. Từ đó, nhiều phụ nữ nhàn rỗi mạnh dạn đầu tư nuôi heo theo hình thức của bà.
Bà Nguyễn Thị Hồng Nho, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ khóm 7, thị trấn Thới Bình, cho biết, bà Nành là một phụ nữ năng động, chịu khó. Nhờ nuôi heo nhiều năm naymà kinh tế gia đình bà khá ổn định. Từ mô hình của bà, nhiều chị em phụ nữ trong khóm làm theo, vừa kiếm thêm thu nhập, vừa tiết kiệm chất đốt trong sinh hoạt và đồng thời bảo vệ môi trường.
Có thể bạn quan tâm

Từ thân bắp, cùi bắp, vỏ lụa đến vỏ hạt điều, vỏ cà phê, dầu từ vỏ hạt điều, bã vỏ hạt điều, bột vỏ quả dừa, nhiều doanh nghiệp (DN) đã chế biến và “biến” nguồn rác nông nghiệp này thành mặt hàng xuất khẩu mang về cho đất nước nhiều triệu USD.

Thông qua các thương lái địa phương, một nhóm thương lái Trung Quốc đang lùng sục thu mua heo hơi loại “siêu mỡ” với giá cao bất thường.

Huyện Bảo Yên muốn trở thành huyện giàu có cần phải chuyển hướng canh tác sang phát triển cây ăn quả và những cây đặc sản bản địa với nhiều lợi thế mà không nơi nào có được.

Theo ông Lò Thanh Bang, Giám đốc BQL dự án LCASP tỉnh Sơn La, sau gần 2 năm triển khai dự án này, toàn tỉnh đã xây dựng, lắp đặt được nhiều công trình khí sinh học (KSH) cho chăn nuôi.

Một phần diện tích gừng ở huyện Thới Bình (Cà Mau) đang bị ảnh hưởng năng suất do nhiễm bệnh thối củ.