Thu nhập bình quân của nông dân sẽ đạt 40-45 triệu đồng/năm

Cụ thể, ông Nguyễn Văn Phong - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho biết: "Thời gian tới, TP.Hà Nội tiếp tục xác định đầu tư cho khu vực nông thôn, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, gắn liền với chính sách xã hội đối với nông dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng cần triển khai".
Ông Nguyễn Đỗ Thế Cường, ở xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất có thu nhập cả tỷ đồng mỗi năm nhờ trồng lan.
Cụ thể, việc xây dựng nông thôn mới theo quy hoạch, có kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao, phấn đấu đến năm 2020, có trên 70% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Đồng thời, có cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất vùng đồng bào dân tộc miền núi của thủ đô để sớm hoàn thành mục tiêu giảm nghèo bền vững và phấn đấu đến năm 2020 không còn xã, thôn đặc biệt khó khăn.
Hà Nội cũng đặt mục tiêu từng bước nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của nông dân để đến năm 2020, bình quân đạt 40 - 45 triệu đồng/người/năm.
Huy động đầu tư xây dựng, nâng cấp, đồng thời sử dụng, khai thác có hiệu quả các công trình văn hóa, thể thao, hạ tầng thông tin, giải trí, thư viện nông thôn để từng bước cải thiện và nâng cao mức hưởng thụ văn hóa tinh thần cho nông dân.
Bên cạnh đó, TP.Hà Nội cũng sẽ đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, mục tiêu của thành phố về giảm nghèo.
Ông Phong cho hay, tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm từ 11,2% năm 2011 xuống còn khoảng 2% năm 2015. Đây là tỷ lệ thấp hơn trung bình của cả nước, hơn nữa, Hà Nội còn đặt mức thu nhập bình quân của chuẩn nghèo cao hơn mức trung bình của cả nước.
“Sắp tới, TP.Hà Nội sẽ đưa ra bộ tiêu chí xem xét giảm nghèo không chỉ căn cứ vào mức thu nhập mà cả vấn đề hưởng thụ văn hóa, giáo dục, y tế để góp phần ổn định đời sống vật chất, tinh thần cho người nghèo"- ông Phong nói.
Có thể bạn quan tâm

Từ con gà, con vịt cho đến con heo đang đẩy người chăn nuôi ở Bình Định lâm cảnh khốn đốn. Nguyên nhân do sau Tết, giá cả các loại vật nuôi nói trên đều tuột, trong khi giá thức ăn chăn nuôi vẫn “bình chân như vại”.

Cao su được Hà Tĩnh công nhận là cây mũi nhọn kinh tế bởi nguồn lợi đưa lại rất lớn. Thế nhưng bão số 10 vừa qua đã làm cho gần 800/1.600ha cao su ở Kỳ Anh bị gãy đổ gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Đây là bài học xương máu cho việc quy hoạch thiếu cân nhắc bởi Kỳ Anh thường xuyên "hứng bão" thế nhưng nơi đây vẫn cứ trồng cao su bằng mọi giá.

Được triển khai từ tháng 8/2012 tại xã Phước Sơn (Ninh Phước) trên diện tích 2,5 ha, mô hình trồng táo xanh theo tiêu chuẩn VietGAP bước đầu mang lại hiệu quả trong việc “sạch hóa” nông sản, là hướng đi phù hợp, tạo chỗ đứng tin cậy trên thị trường.

Trong những năm qua, nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, nhằm tăng thêm nguồn thu cho gia đình, góp phần giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo ở địa phương, trong đó, mô hình nuôi ếch đầu tư ít, dễ nuôi, cho hiệu quả kinh tế cao, đang ngày càng có nhiều nông dân áp dụng.

Đợt rầy này đang nở trên lúa thu đông trong giai đoạn đứng cái, trỗ đòng. Mật số rầy trung bình 1.500 - 3.000 con/m2, có nơi mật số cao 6.000 - 7.000 con/m2, cá biệt một số nơi lên đến hơn 10.000 con/m2.