Thử Nghiệm Thành Công Thiết Bị Câu Cá Ngừ Đại Dương Made In Bình Định

Bộ thiết bị câu cá ngừ đại dương (CNĐD) do nhóm nghiên cứu đề tài: “Cải thiện chất lượng cá ngừ đại dương tỉnh Bình Định” thuộc Sở NN-PTNT nghiên cứu, chế tạo đã được ngư dân xã Tam Quan Bắc áp dụng vào thực tế, bước đầu đạt hiệu quả khả quan.
Lần đầu tiên sản phẩm cá ngừ đại dương đã được câu bằng bộ thiết bị do nhóm nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng cá ngừ đại dương tại Bình Định” của Sở NN-PTNT chế tạo.
Trên cơ sở bộ thiết bị và công nghệ câu cá ngừ đại dương của Nhật Bản đã được UBND tỉnh mua và cấp cho ngư dân xã Tam Quan Bắc (huyện Hoài Nhơn), nhóm nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng cá ngừ đại dương tại Bình Định” đã nghiên cứu và chế tạo bộ thiết bị câu CNĐD mới và đã chuyển giao cho ngư dân Nguyễn Quê, ở xã Tam Quan Bắc áp dụng trên tàu cá BĐ 96776 TS.
Kết quả, sau 23 ngày bám biển, đến sáng ngày 4.11, tàu cá ông Quê đã cập Cảng cá Quy Nhơn với kết quả khả quan. Chuyến biển này, tàu cá của ông đã câu được 48 con cá ngừ, tổng sản lượng trên 2,5 tấn.
Ông Nguyễn Quê, cho biết: Thiết bị câu CNĐD do Nhóm nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng cá ngừ đại dương tại Bình Định” chế tạo cơ bản giống như máy câu cá ngừ đại dương của Nhật Bản mà tỉnh ta đã hỗ trợ. Sản lượng cá thu được khá nhiều, chất lượng sản phẩm tương đối tốt. Toàn bộ số lượng cá được Công ty cổ phần Thuỷ sản Bình Định thu mua với giá cao hơn so với cá đánh bắt, bảo quản thông thường. Cá có trọng lượng từ 30 kg/con trở lên được thu mua giá 115.000 đồng/kg, cá ngừ nhỏ dưới 30 kg/con có giá 94.000 đồng/kg.
Ông Nguyễn Hữu Hào, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, Chủ nhiệm đề tài, cho biết: “Thiết bị câu CNĐD chuyển giao cho ngư dân bao gồm: Máy thu câu, bộ xung gây tê liệt cá (Shocker)... giá thành sản xuất khoảng 50 triệu đồng, chỉ bằng 1/4 so với giá thiết bị nhập từ Nhật Bản. Bước đầu thử nghiệm cho thấy, ngư dân vận hành máy tốt, ổn định và đạt kết quả khả quan.
“Tuy nhiên, để máy hoạt động tốt hơn và được nhân rộng thì chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, khắc phục một số khuyết điểm nhỏ. Sau đó, chúng tôi sẽ trang bị máy câu cho cho các tàu cá của ngư dân ở xã Tam Quan Bắc tham gia mô hình khai thác, bảo quản và tiêu thụ CNĐD theo chuỗi để tiếp tục ra khơi khai thác cá ngừ chính vụ để tiếp tục đánh giá kết quả của bộ thiết bị”, ông Hào nói.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình chuối tiêu hồng nuôi cấy mô được Trạm Khuyến nông huyện triển khai với diện tích 2 ha, tập trung ở xóm Lược 1 và Lược 2, xã Phục Linh (Đại Từ - Thái Nguyên) từ tháng 3/2012. Bước đầu cho kết quả khả quan, giống chuối này có thể trồng được trên đồng đất Đại Từ.

Ngày 14-3, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị đánh giá tình hình cung cấp gà đồi Yên Thế cho thị trường Hà Nội dịp Tết Quý Tỵ, kiểm điểm công tác phòng, chống gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Hạnh chủ trì. Đến dự có đại diện Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương), Sở Công thương TP Hà Nội.

Mô hình trồng cà chua ghép trên thân cây cà tím trái vụ được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Ninh triển khai trình diễn ở phường Võ Cường (thành phố Bắc Ninh) từ vụ đông xuân năm 2010 đã cho thu nhập với năng suất cao gấp 2 đến 3 lần so với cây chính vụ, mở ra một hướng đi mới cho nông dân địa phương cũng như nông dân trên địa bàn toàn thành phố.

Vùng đất Ninh Thuận quanh năm khô hạn thường xuyên, tưởng khó có thể làm giàu từ canh tác, chăn nuôi. Nhưng bằng cơ cấu vật nuôi hợp lý, nhờ được hỗ trợ nguồn vốn kịp thời, Ninh Thuận đã thành một địa phương có nghề chăn nuôi dê, cừu phát triển nhất cả nước.

Khởi nghiệp chỉ với 10 triệu đồng, sau vài năm trồng chuối và thêm cả buôn chuối, Phạm Năng Thành (xã Đại Tập, H.Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) đã thu được trên 1 tỉ đồng mỗi năm.