Thử Nghiệm Thành Công Thiết Bị Câu Cá Ngừ Đại Dương Made In Bình Định

Bộ thiết bị câu cá ngừ đại dương (CNĐD) do nhóm nghiên cứu đề tài: “Cải thiện chất lượng cá ngừ đại dương tỉnh Bình Định” thuộc Sở NN-PTNT nghiên cứu, chế tạo đã được ngư dân xã Tam Quan Bắc áp dụng vào thực tế, bước đầu đạt hiệu quả khả quan.
Lần đầu tiên sản phẩm cá ngừ đại dương đã được câu bằng bộ thiết bị do nhóm nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng cá ngừ đại dương tại Bình Định” của Sở NN-PTNT chế tạo.
Trên cơ sở bộ thiết bị và công nghệ câu cá ngừ đại dương của Nhật Bản đã được UBND tỉnh mua và cấp cho ngư dân xã Tam Quan Bắc (huyện Hoài Nhơn), nhóm nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng cá ngừ đại dương tại Bình Định” đã nghiên cứu và chế tạo bộ thiết bị câu CNĐD mới và đã chuyển giao cho ngư dân Nguyễn Quê, ở xã Tam Quan Bắc áp dụng trên tàu cá BĐ 96776 TS.
Kết quả, sau 23 ngày bám biển, đến sáng ngày 4.11, tàu cá ông Quê đã cập Cảng cá Quy Nhơn với kết quả khả quan. Chuyến biển này, tàu cá của ông đã câu được 48 con cá ngừ, tổng sản lượng trên 2,5 tấn.
Ông Nguyễn Quê, cho biết: Thiết bị câu CNĐD do Nhóm nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng cá ngừ đại dương tại Bình Định” chế tạo cơ bản giống như máy câu cá ngừ đại dương của Nhật Bản mà tỉnh ta đã hỗ trợ. Sản lượng cá thu được khá nhiều, chất lượng sản phẩm tương đối tốt. Toàn bộ số lượng cá được Công ty cổ phần Thuỷ sản Bình Định thu mua với giá cao hơn so với cá đánh bắt, bảo quản thông thường. Cá có trọng lượng từ 30 kg/con trở lên được thu mua giá 115.000 đồng/kg, cá ngừ nhỏ dưới 30 kg/con có giá 94.000 đồng/kg.
Ông Nguyễn Hữu Hào, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, Chủ nhiệm đề tài, cho biết: “Thiết bị câu CNĐD chuyển giao cho ngư dân bao gồm: Máy thu câu, bộ xung gây tê liệt cá (Shocker)... giá thành sản xuất khoảng 50 triệu đồng, chỉ bằng 1/4 so với giá thiết bị nhập từ Nhật Bản. Bước đầu thử nghiệm cho thấy, ngư dân vận hành máy tốt, ổn định và đạt kết quả khả quan.
“Tuy nhiên, để máy hoạt động tốt hơn và được nhân rộng thì chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, khắc phục một số khuyết điểm nhỏ. Sau đó, chúng tôi sẽ trang bị máy câu cho cho các tàu cá của ngư dân ở xã Tam Quan Bắc tham gia mô hình khai thác, bảo quản và tiêu thụ CNĐD theo chuỗi để tiếp tục ra khơi khai thác cá ngừ chính vụ để tiếp tục đánh giá kết quả của bộ thiết bị”, ông Hào nói.
Related news

Hiện nay, việc ứng dụng phương pháp nuôi gà an toàn sinh học dưới tán cây lâu năm ở Bình Phước đã và đang mang lại hiệu quả cao cho người chăn nuôi. Hình thức này còn góp phần bảo vệ môi trường, đồng thời tạo ra sản phẩm gà sạch, bảo đảm an toàn sức khỏe người tiêu dùng. Cách làm của hộ ông Lê Xuân Tuyến ở ấp 1, xã Minh Lập (Chơn Thành) là ví dụ điển hình.

Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu giống vật nuôi và thức ăn chăn nuôi, họ đang gặp phải nhiều vướng mắc liên quan đến vấn đề cấp phép kiểm dịch và nhập khẩu.

Bà con nông dân ấp Nam Hải, xã Đại Hải, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng vốn gắn bó với nghề chăn nuôi từ lâu. Bên cạnh việc trồng lúa, hầu hết nông hộ đều có chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Những năm 2010 trở về trước, nuôi heo nái và heo thịt quy mô gia trại là thế mạnh ở đây.

Là xã thuần nông, những năm qua xã Phước Thắng (huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) đã đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, toàn xã có 1.699 hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm, thu nhập từ chăn nuôi chiếm 40% giá trị sản xuất nông nghiệp. Vật nuôi cho giá trị thu nhập cao nhất phải kể đến con trâu.

Nằm trong vùng sinh thái có khí hậu đặc thù của Tây Nguyên, lượng mưa trung bình năm đạt 1.600 – 1.800 mm, với diện tích đồng cỏ tự nhiên rộng lớn, đa dạng rất thích hợp với phát triển chăn nuôi đại gia súc, việc đưa bò ngoại vào chăn nuôi thử nghiệm tại huyện M’Drak thành công đã mở ra nhiều triển vọng mới cho ngành chăn nuôi Dak Lak.