Thử nghiệm nuôi dúi trang trại ở Tây Sơn (Bình Định)

Đưa vào chuồng nuôi, theo dõi thấy chúng ăn uống bình thường trong điều kiện nuôi nhốt và sau một thời gian ngắn chúng đẻ ra 3 con, tôi bèn lên kế hoạch nuôi thử nghiệm”.
Để tăng đàn nhanh, qua phương tiện thông tin đại chúng, ông Thái lên tỉnh Gia Lai mua thêm 5 cặp dúi (10 con) về nuôi. Ở trang trại của ông Thái, dúi được nuôi trong từng ô, được ngăn bằng gạch tráng men, nền bê tông, dùng ván gỗ che tối phần mái ô. Mỗi ô nuôi từ 3 - 4 con. Thức ăn chủ yếu của dúi là thân, cành cây tre và mía. Dúi nuôi tròn 1 năm có trọng lượng khoảng 1,4 kg - 1,5 kg/ con. Qua 3 kỳ sinh sản, đến nay đàn dúi của ông Thái đã tăng lên được 30 con.
Theo ông Thái, nuôi dúi không khó lắm. Con dúi không thể thiếu tre, bởi đặc tính của nó là phải có rễ tre để gặm nhấm và mài răng. Hiện tại ông Thái đã trồng 2 ha tre điền trúc, chuẩn bị tốt điều kiện để phát triển đàn dúi lên vài trăm con trong năm nay.
Dúi được xếp vào loại thức ăn đặc sản, thịt ngon, mát, giàu đạm. Ông Thái cho biết thêm: “Con dúi giống tùy cỡ, có giá từ 200 - 400 ngàn đồng/kg, dúi thịt thương phẩm có giá dao động tùy thời điểm, vùng miền khoảng 200 - 600 ngàn đồng/kg”.
Có thể bạn quan tâm

Về vấn đề này, ông Dư Văn Thế, Chủ tịch UBND xã Đức Mạnh cho biết: “Hiện toàn xã có khoảng 200 hộ dân sản xuất hơn 600 cà phê theo các chuẩn quốc tế và số lượng hộ áp dụng đang tăng nhanh theo các năm. Điều này không chỉ giúp bà con tăng thu nhập mà còn tăng được chất lượng sản phẩm cà phê nhân, trong đó quan trọng nhất là sạch và an toàn cho sức khỏe người sử dụng. Với địa phương thì sử dụng hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên đất đai, nước góp phần phát triển kinh tế, xã hội”.

Ngày 30-12, ông Nguyễn Văn Lừng - Phó Tổng Giám đốc thường trực Công ty cổ phần Mía đường - Nhiệt điện Gia Lai xác nhận trong hai ngày (28 và 29-12) đã xảy ra hai vụ cháy ruộng mía thiêu rụi hơn 40 ha tại xã Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai).

Tại Gia Lai, tình trạng hồ tiêu bị chết nhanh, chết chậm cũng khá phổ biến với 380.827 trụ tiêu bị bệnh chết nhanh, 9.215,6 ha bị bệnh chết chậm ở Chư Prong, Đức Cơ, Ia Grai, Chư Sê… Bình Phước có 295 ha bị bệnh chết nhanh, 121 ha bị bệnh chết chậm...

Năm nay, sản lượng cam của xã ước đạt trên 900 tấn, cho hiệu quả kinh tế hơn 50 tỷ đồng. Sau khi được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học & Công nghệ", cấp Bằng công nhận tập thể "Cam đường Kim An", giá trị hàng hóa của sản phẩm cam Kim An sẽ tiếp tục được nâng cao, tạo đầu ra ổn định và tăng thu nhập cho nông dân.

Nhận thấy thế mạnh từ loại cây ăn quả này, xã Đồng Liên đang từng bước tạo điều kiện để người dân mở rộng diện tích trồng cây, đồng thời đề nghị với Sở Khoa học - Công nghệ giúp đỡ phát triển thương hiệu táo Xuân 21 trên địa bàn. Trước mắt, cây táo Xuân 21 sẽ là một trong những thế mạnh để xã Đồng Liên thực hiện Đề án phát triển sản xuất theo Chương trình xây dựng nông thôn mới.