Nhộn nhịp mùa nhãn ở Thanh Lương Bình Phước

Những ngày này, người dân Thanh Lương đang hối hả vào mùa thu hoạch, so với năm 2014, năm nay nhãn được mùa, được giá.
Anh Trần Tuấn Dũng ở ấp Thanh An cho biết:
“Năm nay, thời tiết thuận lợi, nhãn được mùa lại được giá.
Vào đầu tháng 8, giá nhãn dao động từ 15 - 17 ngàn đồng/kg.
Hiện giá giảm còn 10 - 12 ngàn đồng/kg, nhưng tôi vẫn yên tâm.
Với 5 ha nhãn chuẩn bị thu hoạch, hứa hẹn sẽ mang lại nguồn thu lớn cho gia đình”.
Mùa thu hoạch nhãn ở Thanh Lương thường bắt đầu từ trung tuần tháng 9, đầu tháng 10.
Khắp các ngả đường, dường như nơi nào cũng tấp nập, nhộn nhịp với tiếng cười, nói rôm rả của kẻ mua, người bán và người hái nhãn thuê.
Có tuyến đường trở thành “chợ” buôn bán nhãn kéo dài hàng kilômét.
Bất chấp cái nắng oi ả, người dân 2 ấp Thanh An và Thanh Bình vẫn miệt mài thu hoạch nhãn.
Trong ảnh, anh Trần Thanh Ngoan ở tổ 7, ấp Thanh An kiểm tra chất lượng nhãn trước khi đóng thùng giao cho thương lái.
“Tiếng thơm” của nhãn da bò xã Thanh Lương vang xa nên thương lái ở khắp nơi như: Đồng Xoài, Bình Long, Lộc Ninh, Chơn Thành... đến tại vườn đặt cọc để thu mùa.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 2.2 (mùng ba Tết Giáp Ngọ), tại cửa biển Sa Huỳnh, xã Phổ Thạnh (Đức Phổ - Quảng Ngãi), hàng ngàn người dân địa phương và vùng lân cận tham gia lễ hội ra quân đánh bắt hải sản đầu năm của ngư dân vùng biển Sa Huỳnh.

Những con trai sau khi banh miệng bằng kẹp nhựa, được xếp vào hai cái khay để mang đặt lên hai chiếc bàn đã xếp đầy dụng cụ: một giá đỡ inox; bộ dụng cụ dao, panh nhỏ xíu. Những người thợ thoăn thoắt như làm xiếc để ép loài huyết dụ… nhả ngọc!

Ông Lê Xuân Thịnh: Việt Nam hiện cung cấp hơn 90% sản lượng cá tra xuất khẩu trên thế giới, mang lại kim ngạch xuất khẩu hàng năm 1,8 tỉ đô la Mỹ và tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động.

Khoảng 15h30’, ngày 3-2, tại bãi biển thuộc xã Minh Châu (Vân Đồn - Quảng Ninh), một con cá voi nặng khoảng 2 tấn, dài 5 mét bị mắc cạn.

Về làng biển Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình nghe xôn xao chuyện nuôi tôm trên cát. 3 năm nay nhiều nơi mất mùa, riêng người nuôi tôm ở đây thu nhập đều tiền tỷ nhờ anh Lê Văn Dương hỗ trợ kỹ thuật. Tôi gặp Dương, anh cười bẽn lẽn: “Có chi mô, nhờ nhân hòa, địa lợi thôi”.