Thử Nghiệm Giống Lúa Chịu Phèn ĐTM 126 Cho Vùng Đồng Tháp Mười (Đồng Tháp)
Ngày 7/1/2015 tại xã Hưng Thạnh, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp), Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp Đồng Tháp Mười phối hợp Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tháp Mười tổ chức hội thảo mô hình “Sản xuất thử nghiệm giống lúa ngắn ngày, chịu phèn ĐTM 126 cho vùng Đồng Tháp Mười” vụ đông xuân 2014 - 2015.
Nông dân đã tham quan thực tế mô hình tại hộ ông Nguyễn Tấn Lộc, ấp 4, xã Hưng Thạnh với diện tích 5ha, sản xuất thử nghiệm giống lúa ĐTM 126. Hiện lúa đang chuẩn bị thu hoạch, ước năng suất đạt khoảng 9 tấn lúa tươi/ha, thương lái đã đặt mua với giá 5.700 đồng/kg, cao hơn giống IR50404 từ 600 đến 700 đồng/kg.
Qua tham quan thực tế, ngành chuyên môn và nông dân đánh giá cao loại giống này, bởi ưu điểm là có thời gian sinh trưởng ngắn, thích hợp với vùng đất phèn, vùng sản xuất lúa 3 vụ/ năm, nhẹ phân bón, ít sâu bệnh, năng suất khá, chất lượng gạo tốt, hạt thon dài và trong, thơm nhẹ, mềm cơm, dễ bán, có thể thay thế giống IR50404 trước đây.
Tại hội thảo, nông dân đã trao đổi, học tập kinh nghiệm sản xuất với các hộ trong mô hình, trao đổi trực tiếp với lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp Đồng Tháp Mười về kỹ thuật canh tác, thị trường tiêu thụ của giống lúa ĐTM 126 để yên tâm ứng dụng và sản xuất loại giống triển vọng này trong những vụ tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm
Xuất khẩu thủy sản được coi là ngành công nghiệp mũi nhọn hàng đầu của tỉnh Bạc Liêu. Vậy mà, bài toán nguồn tôm nguyên liệu phục vụ chế biến đến nay vẫn chưa có lời giải. Cứ đến mùa vụ, doanh nghiệp trong tỉnh lại kêu thiếu tôm chế biến xuất khẩu, còn nguồn tôm do nông dân sản xuất lại được tuồn ra ngoài tỉnh để bán!?
Ngoài yếu tố ngư trường nói trên, không thể không kể tới tác động từ việc phát triển tàu công suất lớn và mua sắm trang thiết bị hiện đại của ngư dân, trong đó đặc biệt là việc ứng dụng máy dò ngang trong khai thác đánh bắt.
Mức độ thiệt hại trên tôm nuôi giai đoạn đầu thả giống ở Sóc Trăng đã lên hơn 1.400 ha. Sau gần 2 tháng thời tiết lạnh bất thường, hiện tượng bệnh đốm trắng bùng phát mạnh, gây thiệt hại lớn cho người nuôi, nhiều nhất là thị xã Vĩnh Châu. Xuất phát từ nguyên nhân này mà tiến độ thả nuôi chậm lại để xử lý ao nuôi, thả thăm dò để theo dõi diễn biến thời tiết.
Tuy nhiên diện tích tôm - rừng ở Cà Mau hiện chưa đáp ứng được hai tiêu chí quan trọng của tiêu chuẩn tôm sinh thái là tỷ lệ diện tích rừng/tôm phải đạt 6/4 và vệ sinh môi trường, nên đã qua diện tích này chưa được chứng nhận nhiều.
Ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, nhận định: “Biến đổi khí hậu đang ngày một tác động mạnh mẽ đến sản xuất thuỷ sản. Đây là một trong những loại hình nuôi rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường, nhất là con tôm.