Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ô nhiễm từ nuôi tôm trên cát, biển chết

Ô nhiễm từ nuôi tôm trên cát, biển chết
Ngày đăng: 07/10/2015

Chủ hộ được mùa, biển được rác

Hiện thôn Phú Hòa có tổng cộng 23 lô nuôi tôm, trong đó có 9 lô thuộc dự án của tỉnh Hà Tĩnh, còn lại đều nằm ngoài dự án, do dân tự bỏ vốn đầu tư, khai thác.

Nuôi tôm đang được đánh giá là nghề mang lại siêu lợi nhuận. Như ông Bình, một chủ hồ nuôi tôm ở đây, chia sẻ:

“Gia đình tôi có tất cả 4 hồ nuôi, mỗi vụ thu về khoảng 17 tấn. Vụ tôm năm nay không chỉ được mùa mà giá còn lên khá cao, tới 198.000 đồng/kg, trừ chi phí, gia đình có thể thu được khoảng 2 tỷ đồng”.

Nước thải chảy tràn ra ngoài ống dẫn.

Vì lợi nhuận mang lại quá lớn nên người dân càng đổ xô nuôi tôm.

Đầu tư càng mạnh, càng ồ ạt thì ắt hẳn khâu vệ sinh môi trường càng dễ bị bỏ qua.

Chính điều này là tác nhân khiến tình hình ô nhiễm tại các khu vực xả thải của hồ nuôi càng trở nên trầm trọng.

Hệ thống nước thải từ hồ nuôi theo các đường ống chảy thẳng ra biển; trong khi đó, hệ thống bể lắng, bể lọc được chủ hồ nuôi làm theo kiểu đối phó, hầu hết các hồ lắng đều không được trải bạt, khâu xử lý kém.

Các mối nối đường ống dẫn thải được lắp lại với nhau một cách sơ sài.

“Bất kể ai đặt chân đến khu vực xả thải của vùng nuôi đều phải đeo khẩu trang vì không chịu nổi mùi hôi thối.

Những dòng nước xanh, đen kèm theo váng vàng, sủi bọt đặc quánh từ các kẽ hở của mối nối chảy ra tràn ngập lút cả ống dẫn”, một người được thuê canh giữ hồ nuôi tôm tại đây chia sẻ.

Ô nhiễm nghiêm trọng

Hiện cấp độ ô nhiễm của vùng nuôi đã lên đến mức báo động.

Thế nhưng, khi trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Toàn, Phó trưởng phòng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cẩm Xuyên, vẫn không xác định được vùng nào là vùng xả thải của các hồ nuôi tôm tại thôn Phú Hòa.

Ông Toàn cho rằng, nguồn nước thải ở đây chỉ “hơi đục và không được xanh lắm”.

Nước thải bốc mùi hôi thôi, khiến người dân địa phương sống gần khu vực vô cùng bức xúc.

Cũng theo ông Toàn, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cẩm Xuyên đã có văn bản hướng dẫn công tác bảo vệ môi trường gửi xã, trong đó có ghi rõ các biện pháp xử lý chất thải, nước thải từ ao nuôi…

Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện, không có hộ nào làm đúng quy trình, bỏ qua hầu hết các khâu; không hề có ao lắng sơ cấp, ao tùy nghi, tảo thực vật, các loại cá ăn mùn bã hữu cơ, sinh vật đáy… mà chỉ có duy nhất một ao thải cho nước thải từ hồ nuôi xả vào rồi chảy thẳng ra biển. 

“Nước lấy vào cũng từ biển, nước xả ra cũng từ biển.

Nếu làm vì môi trường thì người được lợi đầu tiên chính là những hộ nuôi tôm, nếu đảm bảo tốt thì sẽ tránh được tối đa dịch bệnh, tức là tránh được tối đa nguồn lây nhiễm từ nguồn nước.

Không dịch bệnh thì tôm phát triển tốt, năng suất cao, đồng nghĩa với lợi nhuận lớn; còn một khi tôm bị bệnh thì mức độ thiệt hại không hề nhỏ.

Hiện đã có một hộ nuôi bị xử phạt hành chính vì làm sai quy trình, xả thải bừa bãi với mức 5 triệu đồng/hộ”, ông Toàn nói.

Đọng lại tạo thành "túi nước thải".

Thiết nghĩ, với doanh thu tiền tỷ mà mức phạt chỉ dừng lại ở 5 triệu đồng/hộ thì liệu đã đủ sức răn đe (?!).

Tuy nhiên, vấn đề ở đây không chỉ dừng lại ở mức độ xử lý vi phạm nặng hay nhẹ mà là ý thức của người nuôi, là trách nhiệm của các ngành chức năng thiếu chỉ đạo sát sao khiến vùng biển thơ mộng, xinh đẹp đã biến thành một bãi rác khổng lồ.

Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.


Có thể bạn quan tâm

Cây Mía Bắt Đầu Phát Triển Trên Đất Trảng Bàng (Tây Ninh) Cây Mía Bắt Đầu Phát Triển Trên Đất Trảng Bàng (Tây Ninh)

Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế của ngành chức năng thì hiệu quả kinh tế của cây mía chưa cao, nhất là những diện tích mía tơ (năm đầu) lợi nhuận thấp (chỉ khoảng 3 triệu đồng/ha). Cũng do những vùng đất này trước bị bỏ hoang, nên dinh dưỡng trong đất kém, do đó phải chờ đến năm thứ 2, thứ 3 (mía gốc), nông dân mới có lợi nhuận từ 15 đến 20 triệu đồng/ha/năm.

26/06/2014
Trồng Tiêu Trên Đất Khó Trồng Tiêu Trên Đất Khó

Những vườn tiêu xanh tốt bời bời trên vùng đất Kông Chro (Gia Lai) là hình ảnh rất hiếm gặp. Tuy nhiên, đi qua 2 xã Yang Trung và Chơ Long, chứng kiến nhiều vườn tiêu cả ngàn trụ, năng suất không thua kém “thủ phủ” hồ tiêu của tỉnh dễ khiến người ta tò mò...

26/06/2014
Phường Quảng Tiến (Sầm Sơn) Phát Triển Dịch Vụ Hậu Cần, Tăng Hiệu Quả Khai Thác Hải Sản Phường Quảng Tiến (Sầm Sơn) Phát Triển Dịch Vụ Hậu Cần, Tăng Hiệu Quả Khai Thác Hải Sản

Hiện tại, trên địa bàn phường Quảng Tiến (Sầm Sơn) có trên 250 tàu thuyền, trong đó gần 40 chiếc tàu chuyên làm dịch vụ hậu cần trên biển với trên 200 lao động tham gia. Hoạt động thu mua của các tàu dịch vụ lại chiếm tới 50% tổng thu nhập từ nghề biển của địa phương. Mỗi chuyến một tàu dịch vụ có thể thu mua được hàng chục tấn hải sản.

27/11/2014
Mô Hình “Sản Xuất Và Thâm Canh Tổng Hợp Cho Cây Mía Phục Vụ Chế Biến Đường Công Nghiệp” Đạt 75 Tấn/ha Mô Hình “Sản Xuất Và Thâm Canh Tổng Hợp Cho Cây Mía Phục Vụ Chế Biến Đường Công Nghiệp” Đạt 75 Tấn/ha

Năm 2014, từ nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa đã triển khai xây dựng mô hình “Sản xuất và thâm canh tổng hợp cho cây mía phục vụ chế biến đường công nghiệp” tại xã Xuân Châu (Thọ Xuân) với quy mô 5 ha, 5 hộ tham gia bằng giống mía Quế Đường 94-119.

27/11/2014
Đăng Ký Chỉ Dẫn Địa Lý Thanh Long Bình Thuận Sang Các Nước EU Đăng Ký Chỉ Dẫn Địa Lý Thanh Long Bình Thuận Sang Các Nước EU

Chỉ dẫn địa lý (geographical Indication- GI) trên sản phẩm sẽ chỉ rõ một sản phẩm có nguồn gốc ở một vùng hoặc một địa danh cụ thể và gắn liền với những phương thức sản xuất truyền thống có danh tiếng.

26/06/2014