Thử Nghiệm Giống Lúa Chịu Phèn ĐTM 126 Cho Vùng Đồng Tháp Mười (Đồng Tháp)

Ngày 7/1/2015 tại xã Hưng Thạnh, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp), Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp Đồng Tháp Mười phối hợp Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tháp Mười tổ chức hội thảo mô hình “Sản xuất thử nghiệm giống lúa ngắn ngày, chịu phèn ĐTM 126 cho vùng Đồng Tháp Mười” vụ đông xuân 2014 - 2015.
Nông dân đã tham quan thực tế mô hình tại hộ ông Nguyễn Tấn Lộc, ấp 4, xã Hưng Thạnh với diện tích 5ha, sản xuất thử nghiệm giống lúa ĐTM 126. Hiện lúa đang chuẩn bị thu hoạch, ước năng suất đạt khoảng 9 tấn lúa tươi/ha, thương lái đã đặt mua với giá 5.700 đồng/kg, cao hơn giống IR50404 từ 600 đến 700 đồng/kg.
Qua tham quan thực tế, ngành chuyên môn và nông dân đánh giá cao loại giống này, bởi ưu điểm là có thời gian sinh trưởng ngắn, thích hợp với vùng đất phèn, vùng sản xuất lúa 3 vụ/ năm, nhẹ phân bón, ít sâu bệnh, năng suất khá, chất lượng gạo tốt, hạt thon dài và trong, thơm nhẹ, mềm cơm, dễ bán, có thể thay thế giống IR50404 trước đây.
Tại hội thảo, nông dân đã trao đổi, học tập kinh nghiệm sản xuất với các hộ trong mô hình, trao đổi trực tiếp với lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp Đồng Tháp Mười về kỹ thuật canh tác, thị trường tiêu thụ của giống lúa ĐTM 126 để yên tâm ứng dụng và sản xuất loại giống triển vọng này trong những vụ tiếp theo.
Related news

Chúng tôi trở lại Lý Sơn (Quảng Ngãi) trong những ngày bà con nông dân ở đây làm đất xuống giống vụ hành, tỏi đông xuân. Đến đâu chúng tôi cũng bắt gặp những lo toan của người dân nơi đây, nào là mưa bão, chuẩn bị cho mùa biển mới, nguồn đất, cát cho vụ hành, tỏi đông xuân…

Chiếm gần 20% diện tích cây ăn quả của cả nước, cây có múi đang góp phần không nhỏ vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân.

Tỉnh Hưng Yên có gần 5 nghìn ha ao, hồ, đầm, hơn 4,4 nghìn ha đất nằm tại vị trí có địa hình thấp trũng, phù hợp với việc trồng lúa và nuôi trồng thủy sản. Đây là tiềm năng rất lớn để phát triển nuôi trồng thủy sản.

Nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản ở huyện Bình Đại (Bến Tre) đã và đang phát triển mạnh ở các xã tiểu vùng 3 và 4, mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho người dân địa phương. Những năm gần đây, huyện chủ trương phát triển kinh tế thủy sản theo hướng bền vững, đẩy mạnh đánh bắt, nuôi trồng thủy sản phục vụ mục tiêu kinh tế nhưng không làm tổn hại đến môi sinh, môi trường và nguồn lợi thủy sản.

Trong năm 2012 và 2013, diện tích cây atiso của huyện Sa Pa duy trì 32 ha, tập trung chủ yếu tại khu vực thị trấn và một số xã lân cận.