Hoàn tất quy hoạch làng cá bè trên sông Đồng Nai
Cán bộ phường Long Bình Tân điều tra công tác thực hiện di dời với các hộ nuôi cá.
Đến nay, các bè chăn nuôi cá của người dân tại làng bè đã cơ bản di dời vào đúng vị trí. Thành phố cũng đang nỗ lực thực hiện những công đoạn cuối cùng để người nuôi cá bè sớm ổn định công việc, yên tâm sản xuất.
Trước khi có chủ trương sắp xếp lại làng cá bè, toàn phường Long Bình Tân có 136 hộ với 187 bè cá chủ yếu tập xung quanh cù lao Ba Xê.
Không những gây mất mỹ quan đô thị, cản trở trong giao thông đường thủy mà còn khó kiểm soát được mật độ ô nhiễm môi trường nước.
Theo quy hoạch chi tiết của thành phố, làng cá bè thuộc phường Long Bình Tân có 77 hộ với 77 bè đủ tiêu chuẩn được bốc thăm vị trí chăn nuôi quanh xã Hiệp Hòa.
Việc hoàn thành tiến độ di dời đã tạo sự ổn định cho người dân an tâm sản xuất, đẩy nhanh quá trình thực hiện các quy hoạch của thành phố.
Ông Đoàn Văn Đoàn, Phó chủ tịch UBND phường Long Bình Tân, cho biết: “Ban đầu công tác tuyên truyền vận động bà con nhân dân nhằm thực hiện chủ trương quy hoạch làng bè thực hiện hết sức khó khăn.
Qua nhiều lần triển khai những chế độ chính sách của tỉnh và thành phố, kết hợp cùng tuyên truyền vận động của toàn hệ thống chính trị Nhà nước;
Ban hành giáo Giáo xứ Bến Gỗ đã góp phần rất tích cực trong công tác tuyên truyền vận động để cho bà con thực hiện chủ trương quy hoạch làng bè”.
Không riêng gì tại phường Long Bình Tân, đến thời điểm này, toàn thành phố đã có 246 hộ về vị trí quy hoạch, hoàn tất việc sắp xếp làng cá bè theo chủ trương của thành phố. Số bè và số hộ hiện nay đã được duyệt tăng hơn so với số ban đầu.
Ông Nguyễn Kim Phước, Trưởng phòng Kinh tế TP.Biên Hòa, cho biết định hướng phát triển làng nghề trong tương lai:
“Để làng cá bè đi vào hoạt động đảm bảo theo yêu cầu, mục tiêu chung của thành phố, đảm bảo về mỹ quan đô thị; mục tiêu về môi trường, nuôi cá có hiệu quả; thành phố sẽ tiếp tục xây dựng quy chế hoạt động làng cá bè trên sông.
Từ quy chế đó, bà con tiếp tục thực hiện theo, đặc biệt là quy chế không được sử dụng các thực phẩm tươi sống, phế phẩm của động thực vật để cho cá ăn, gây ô nhiễm môi trường xuống dòng sông.
Thứ hai là không được sinh sống trên bè cá. Bên cạnh đó, thành phố sẽ có tập huấn quy trình kỹ thuật về nuôi cá bè trên sông”.
Để làng cá bè sớm đi vào ổn định, thành phố đang tiếp tục thực hiện đưa điện sinh hoạt đến khu vực nuôi cá.
Chủ trương quy hoạch làng cá bè trên sông Đồng Nai là một chủ trương lớn, mang tầm nhìn về quy hoạch đô thị, phát triển kinh tế trong tương lai theo hướng văn minh, hiện đại, qua đó nâng cao đời sống của người dân thành phố.
Có thể bạn quan tâm
Hiện giá mủ cao su được các thương lái thu mua tại huyện Sông Hinh (Phú Yên) ở mức 15.500 đồng/kg mủ đông, giảm 4.500 đồng/kg so với vụ 2012 và chỉ bằng 1/2 giá của năm 2010.
Giữa cái nắng gay gắt, bước vào vườn dưa lưới trồng phủ bạt với dàn cây xanh mướt mắt, trái lủng lẳng sắp đến ngày thu hoạch ai cũng trầm trồ, thích thú…
Lên Tây Nguyên cắm chốt trong rừng cà phê, về đồng bằng đón hoa keo lá tràm, quanh năm sống tạm bợ trong lều tạm. Đấy là cuộc sống của những người nuôi ong lấy mật.
Từ ngày 18/10 đến 20/10/2013, Trung tâm Khuyến nông TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Hội Làm vườn và Trang trại TP. tổ chức cho nông dân sản xuất giỏi, Hội viên Hội Làm vườn và khuyến nông viên các quận huyện tham quan mô hình, học tập kinh nghiệm sản xuất trong phát triển rau VietGAP và an toàn thực phẩm, hoa kiểng kết hợp khai thác du lịch sinh thái cộng đồng ở các tỉnh miền Đông Nam bộ qua đó giúp cho nông dân TP.HCM có dịp trao đổi, học tập những mô hình hiệu quả kinh tế cao của các tỉnh về phục vụ nhu cầu phát triển của địa phương. Trong 03 ngày đoàn được tham quan các mô hình như vườn hoa địa lan Anh Quỳnh với diện tích khoảng 6000m2, 20.000 chậu, 12 giống địa lan các loại được nhập từ các nước như Úc, Nhật…
Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản của Bắc Giang rất lớn. Nếu khai thác diện tích mặt nước hợp lý kết hợp đưa giống mới, đầu tư thâm canh, gối vụ thì năng suất, giá trị thuỷ sản sẽ cao hơn rất nhiều.