Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu Lợi Từ Trồng Xen Ớt

Thu Lợi Từ Trồng Xen Ớt
Ngày đăng: 15/02/2014

Do diện tích đất sản xuất ít, nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã xen canh những loại cây trồng ngắn ngày vừa tăng thêm nguồn thu, vừa bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng chính. Trước đây, nông dân thường xen mì vào vườn cao su non nhưng làm đất bạc màu, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của cây trồng.

Vì thế, những mô hình mới như xen đu đủ, đậu cô ve, ớt, dưa hấu... vào vườn cao su đang hấp dẫn nhà vườn bởi lợi ích kinh tế các loại cây này mang lại. Những năm gần đây, anh Phạm Văn Chí, quê ở tỉnh Đồng Nai, hiện đang tạm trú ấp An Tân, xã An Phú (Hớn Quản) đã tận dụng 2 ha vườn cao su non của gia đình người thân để trồng xen ớt sừng trâu.

Theo anh Chí, sau 4 tháng sinh trưởng, phát triển, ớt sẽ cho thu hoạch. Nếu chăm sóc tốt, ớt sẽ cho thu 2 năm liên tục. Trồng, chăm sóc cây ớt, nông dân nên chú ý khâu làm đất tơi xốp, chủ động nguồn nước tưới, thường xuyên theo dõi bệnh về lá và cuống. Bón phân cũng phải đủ lượng, đúng thời điểm, không nên bón quá nhiều. Ban đầu chưa tìm được nguồn tiêu thụ nên anh bán lẻ tại các chợ,lãi ít.

Sau đó, anh đã tìm được bạn hàng. Đến kỳ thu hoạch, thương lái ở thành phố Hồ Chí Minh đến tận vườn mua rồi chở đi phân phối tại các chợ đầu mối. Anh Chí cho biết: Trung bình giá ớt 24 ngàn đồng/kg, với 2 ha ớt trồng xen sau khi trừ chi phí còn lãi gần 280 triệu đồng. Gần đây, giá ớt khá ổn định nên thu nhập cao hơn so với các loại cây trồng xen khác. Năm nay, giá ớt đầu vụ 37 ngàn đồng/kg là tin vui đối với người trồng ớt.


Có thể bạn quan tâm

Tôm chết hàng loạt vì nắng nóng kéo dài Tôm chết hàng loạt vì nắng nóng kéo dài

Nguyên nhân là do nhiệt độ ban ngày tăng cao và trong thời gian dài khiến cho khả năng kháng bệnh của tôm giảm. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết, dù bố trí lịch thả giống chậm hơn mọi năm và khuyến cáo nông dân chuẩn bị kỹ điều kiện nuôi nhưng mấy ngày qua, tôm nuôi trên địa bàn vẫn bị chết hàng loạt.

23/04/2015
Độc đáo cá chép giòn Độc đáo cá chép giòn

Ở phía Bắc, cá chép, cá trắm giòn… không còn xa lạ nhưng với nông dân miền Tây, đây là loài nuôi hoàn toàn mới. Tuy nhiên, qua nắm bắt thông tin kỹ thuật, tìm tòi học hỏi tài liệu, ông Phạm Đăng Thập (phường Mỹ Thạnh, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) đã thành công khi đem cá chép giòn về nuôi thương phẩm.

23/04/2015
Vì sao ngư dân chưa thể làm giàu từ biển? Vì sao ngư dân chưa thể làm giàu từ biển?

Cần đổi mới công nghệ bảo quản hải sản mới nâng cao được chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế. Trong ảnh: Cá ngừ (bò) được bốc lên xe đưa vào nhà máy chế biến thủy sản.

23/04/2015
Người nuôi cá lóc ở Trà Vinh đối mặt nguy cơ thua lỗ Người nuôi cá lóc ở Trà Vinh đối mặt nguy cơ thua lỗ

Các hộ nuôi cá lóc đang đối mặt với nguy cơ thua lỗ vì giá đang giảm thấp, môi trường nuôi ngày một xuống cấp, chi phí đầu tư tăng cao

23/04/2015
Gia trại ở Phong Sơn Gia trại ở Phong Sơn

Trong khi trang trại đang gặp khó khăn về diện tích, vốn đầu tư thì nhiều mô hình chăn nuôi gia trại tại xã Phong Sơn (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.

23/04/2015